Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích không ngờ từ việc hiến máu

Bằng việc hiến máu, bạn có thể cứu sống 3 mạng người cho mỗi lần hiến máu. Hiến máu không chỉ có lợi cho người nhận máu mà còn có lợi cho cả người hiến máu.

Dưới đây là một vài lợi ích bạn có thể nhận được từ việc làm nhân đạo này.

Cảm giác đã cứu sống được người khác

Đó là một cảm giác tuyệt vời khi có thể cùng với các bác sỹ góp phần cứu sống bệnh nhân. Không có một sản phẩm nào hoàn hảo để thay thế cho máu người. Lượng máu bạn hiến sẽ được chia thành nhiều thành phần tùy theo nhu cầu của bệnh nhân. Mỗi thành phần có thể được sử dụng bởi những người nhận máu khác nhau với những mục đích điều trị khác nhau. Rất nhiều trẻ sơ sinh sẽ được cứu sống từ một người hiến máu duy nhất bởi nhu cầu máu của trẻ sơ sinh ít hơn.

Mỗi lần bạn hiến máu, bạn có thể giúp đỡ từ 3-4 bệnh nhân. Hãy trở thành siêu anh hùng bằng việc hiến máu.

Kiểm tra sức khỏe miễn phí

Bạn chỉ được hiến máu nếu bạn đủ khỏe mạnh để làm việc đó. Trước mỗi quá trình hiến máu, bạn sẽ được tiến hành kiểm tra sức khỏe miễn phí. Đó có thể là lợi ích rất lớn với bạn. Bạn có thể biết được liệu huyết áp của mình có bất thường hay không, điều này sẽ giúp đỡ trong việc chẩn đoán một số bệnh trong giai đoạn sớm trước khi bệnh tiến triển và có những biến chứng phức tạp. Thêm nữa, sau khi hiến máu, máu và chế phẩm máu của bạn sẽ được kiểm tra một số chỉ số nhất định. Bạn có thể được thông tin lại nếu họ thấy bất thường trong máu của bạn sau khi kiểm tra. Thường xuyên hiến máu là cách kiểm tra sức khỏe tốt giúp bạn khỏe mạnh hơn.

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Thường xuyên hiến máu sẽ giúp nồng độ sắt trong cơ thể thường xuyên được kiểm soát, nhất là ở nam giới. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sắt là một yếu tố cần thiết cho các hoạt động bình thường của cơ thể, quá nhiều sắt có thể dẫn đến những tổn thương do oxy hóa quá mức. Oxy hóa quá mức chính là thủ phạm chính trong các vấn đề về lão hóa, bệnh tim mạch, đột quỵ.

Đốt cháy calo

Mỗi lần hiến máu giúp bạn tiêu 650 Kcal. Điều này có thể giúp bạn trong việc kiểm soát cân nặng. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên hiến máu khoảng 2-3 tháng một lần mà không nên hiến thường xuyên hơn. Tần suất hiến máu cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, nồng độ hemoglobin và nồng độ sắt trong máu.

Hiến máu là một quá trình an toàn và không gây hại cho bạn. Bạn sẽ được đánh giá về khả năng hiến máu của bạn bởi nhân viên y tế trước khi bạn hiến máu. 

Một số con số thông tin khác về hiến máu:

Hiến máu là một quá trình an toàn và không gây hại cho bạn. Bạn sẽ được đánh giá về khả năng hiến máu của bạn bởi nhân viên y tế trước khi bạn hiến máu. Tối thiểu: bạn phải đủ 16 tuổi, sức khỏe tốt và có trọng lượng ít nhất 45 kg.  

  • Máu không thể được sản xuất ra, mà chỉ có thể đến từ việc hiến máu nhân đạo
  • Nhóm máu O có thể được truyền cho tất cả bệnh nhân có nhóm máu O hay các nhóm máu khác. Bởi vậy nhu cầu nhóm máu O thường rất lớn và thường thiếu.
  • Quá trình hiến máu thường diễn ra từ 10-12 phút. Toàn bộ quá trình, tính từ khi bạn đến nơi hiến máu và rời đi, mất khoảng 1 giờ 15 phút.
  • Người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu, thường sẽ hiến khoảng 250-350ml máu một lần.
  • Người khỏe mạnh có thể hiến máu sau mỗi 2 tháng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên ăn gì buổi sáng trước khi hiến máu?

Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm