Mục đích chính của
cấy ghép là tạo ra một chân răng nhân tạo mới, được cố định vào xương hàm.
Phương pháp phẫu thuật cấy ghép thay đổi tùy thuộc vào loại implant cấy ghép và tình trạng xương hàm của bạn. Cả quá trình này cấy ghép và phục hình có thể kéo dài vài tháng.
Khi nào cần cấy ghép implant
Bác sĩ sẽ đặt 1 trụ implant vào trong xương hàm của bạn. Bởi vì implant được cấy ghép với xương hàm, nên trụ sẽ không trượt, tạo tiếng ồn hoặc gây tổn thương xương như phương pháp làm cầu răng cầu hoặc đeo hàm giả.
Bạn có thể lựa chọn cấy implant nếu:
• Có một hoặc nhiều răng bị mất
• Xương hàm đã phát triển đầy đủ
• Có đủ xương hoặc đủ điều kiện cấy ghép xương tại vị trí implant
• Các thành phần nướu lợi trong miệng khỏe mạnh
• Không có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cấy ghép
• Không thể hoặc không muốn đeo răng giả
• Muốn cải thiện chức năng nói do mất răng
• Sẵn sàng cho quá trình cấy ghép kéo dài vài tháng
Nguy cơ
Giống như bất kỳ phẫu thuật nào, cấy ghép implant cũng có những nguy cơ. Tuy nhiên, vấn đề này rất hiếm, và khi xảy ra chúng thường dễ điều trị. Một số nguy cơ bao gồm:
• Nhiễm trùng tại chỗ cấy ghép
• Chấn thương hoặc tổn thương các cấu trúc xung quanh, chẳng hạn như các răng khác hoặc mạch máu
• Tổn thương thần kinh, có thể gây đau, tê hoặc ngứa ran trong răng, nướu, môi hoặc cằm.
• Các vấn đề về xoang, thương liên quan đến ghép implant hàm trên.
Chuẩn bị
Bởi vì cấy ghép implant thường yêu cầu nhiều thủ tục điều trị, bạn cần được đánh giá toàn diện để chuẩn bị, bao gồm:
• Khám nha khoa toàn diện. Bạn có thể được chụp X quang và được làm các mô hình răng và miệng của bạn.
• Kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng của bạn, một số yếu tố ảnh hưởng như số lượng răng cần phải thay và tình trạng xương hàm của bạn.
Hãy thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tình trạng y tế và loại thuốc bạn đang dùng (thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thuốc bổ).
Quy trình
Bác sĩ sẽ lựa chọn loại gây mê phù hợp, bao gồm gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.
Phẫu thuật cấy ghép implant được thực hiện theo các giai đoạn:
• Răng tổn thương được lấy ra.
• Xương hàm được chuẩn bị sẵn sàng cho cấy ghép, có thể cần phải ghép xương. Sau khi xương hàm đã ổn định, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt trụ implant vào xương hàm của bạn.
• Sau một vài tháng lành thương bạn được gắn thêm trụ vào vị trí chân implant đã được cấy ghép. Trong một số trường hợp,quá trình này có thể được thực hiện cùng một lúc với cấy ghép trụ implant vào xương hàm.
• Sau khi mô mềm lành, bác sĩ sẽ làm khuôn răng để phục hình răng sứ.
Toàn bộ quá trình có thể mất nhiều tháng từ bắt đầu đến kết thúc. Phần lớn thời là dành cho việc sửa chữa lành các mô tổn thương và chờ đợi sự phát triển của xương hàm.
Khi nào cần ghép xương hàm
Nếu xương hàm của bạn không đủ dày hoặc quá mềm, bạn có thể cần ghép xương trước khi được đặt trụ implant. Khi nhai bạn tạo áp lực lớn lên xương hàm và nếu xương hàm không đủ điều kiện phẫu thuật cấy ghép sẽ thất bại.
Khi ghép xương, một miếng xương được lấy từ nơi khác của hàm hoặc cơ thể - ví dụ như hông của bạn - và được cấy vào xương hàm của bạn. Một lựa chọn khác là sử dụng xương nhân tạo để ghép. Có thể mất vài tháng để xương được cấy ghép phát triển đủ sẵn sàng cấy ghép implant.
Trong một số trường hợp, bạn có thể được phẫu thuật cấy ghép xương và cấy ghép implant cùng lúc tùy.
Kết thúc bài viết phần 1, mời các bạn đón đọc bài viết phần 2 bao gồm quy trình cấy ghép, lựa chọn răng mới và chăm sóc sau phẫu thuật tại website
Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Ths. Cao Thanh Hoá - Phòng khám Nha khoa Louis