Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sai khớp cắn

Sai khớp cắn là vấn đề về sai lệch sự sắp xếp và vị trí của răng, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng.

Sai khớp cắn

Bạn có thể bị các dạng của sai khớp cắn như:

  • Răng khấp khểnh, chen chúc
  • Khớp cắn ngược
  • Khớp cắn hô, vẩu
  • Khớp cắn sâu
  • Khớp cắn hở

Răng sẽ không thể thực hiện được các chức năng thiết yếu nếu chúng được sắp xếp sai lệch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe răng miệng và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đặc điểm

Khớp cắn là một thuật ngữ được sử dụng để đề cập tới sự sắp xếp của răng,  sự tương quan giữa hàm trên với hàm dưới xét về cả đối xứng răngxương hàm. Lí tưởng là răng bạn phù hợp dễ dàng bên trong miệng mà không có bất kì sự chen chúc hay các vấn đề về khoảng cách nào. Và cũng không có răng nào bị xoay hoặc xoắn vặn. Các răng hàm trên sẽ gối lên răng hàm dưới một chút nên mặt nhai của răng hàm sẽ khít với mặt nhai của răng đối diện nó.

Sự lệch lạc của khớp cắn được gọi là sai khớp cắn, bất kì sự sắp xếp sai nào cũng có thể gây ra các vấn đề. Trật tự của các răng hàm trên cần thiết để phòng ngừa cắn phải môi và má, trong khi đó trật tự của các răng hàm dưới giúp bạn tránh bị cắn vào lưỡi.

Nguyên nhân

Sai khớp cắn thường do rối loạn di truyền. Điều đó có nghĩa là nó có thể di truyền từ đời này qua đời khác.

Có một số rối loạn hoặc thói quen có thể làm thay đổi hình dáng hoặc cấu trúc của hàm:

  • Khe hở môi và vòm miệng
  • Thường xuyên sử dụng núm vú giả trước 3 tuổi
  • Bú bình kéo dài khi còn nhỏ
  • Tật mút tay ở trẻ em
  • Chấn thương gây lệch hàm
  • Các khối u ở miệng hoặc ở hàm
  • Bất thường về hình dáng hoặc răng quá khít
  • Hàn răng, chụp răng, hoặc niềng răng không đúng cách
  • Tắc nghẽn đường thở, có thể gây ra do dị ứng hoặc V.A, amidan phì đại

Triệu chứng

Tùy thuộc vào loại sai khớp cắn mà các triệu chứng của rối loạn có thể ở các mức độ khác nhau. Những triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Trật tự sắp xếp của răng không hợp lí
  • Thay đổi hình dạng khuôn mặt
  • Thường xuyên bị cắn vào lưỡi hoặc mặt trong má  
  • Không thoải mái khi nhai hoặc cắn
  • Có các vấn đề về phát âm, bao gồm nói ngọng
  • Thở qua miệng nhiều hơn qua mũi

Chẩn đoán

Sai khớp cắn thường được chẩn đoán thông qua thăm khám răng định kì. Nha sĩ sẽ khám răng của bạn và có thể tiến hành chụp Xquang để xác định sự sắp xếp của răng. Sai khớp cắn có 3 loại chính sau:

Loại 1

Ở sai khớp cắn loại 1 thì răng hàm trên vẫn gối lên răng hàm dưới. Với loại này, động tác cắn bình thường và sự gối lên nhau ít. Loại 1 là loại thường gặp nhất của sai khớp cắn.

Loại 2

Sai khớp cắn loại 2 hay còn gọi là sự thụt hàm (hàm đưa ra sau), có nghĩa là răng hàm trên nhô ra đáng kể so với răng hàm dưới.

Loại 3

Sai khớp cắn loại 3 hay còn gọi là hàm nhô ra trước, có nghĩa là xương và răng hàm dưới đưa ra trước nhiều hơn so với xương và răng hàm trên.

Điều trị

Hầu hết những người bị sai khớp cắn nhẹ không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, nha sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia chỉnh hình nếu bạn bị sai khớp cắn mức độ nặng. Tùy thuộc vào loại sai khớp cắn, bạn có thể cần các phương pháp điều trị khác nhau:

  • Niềng răng để chỉnh lại vị trí của răng
  • Nhổ bớt răng để điều chỉnh tình trạng răng chen chúc
  • Tạo hình lại, kết nối hoặc chụp răng
  • Phẫu thuật để tạo hình hoặc cắt ngắn hàm
  • Dùng dây thép hoặc các tấm kim loại để ổn định xương hàm

Điều trị rối loạn này cũng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Sâu răng
  • Đau hoặc khó chịu
  • Kích thích trong miệng do sử dụng các thiết bị, ví dụ như niềng răng
  • Khó nhai hoặc nói trong quá trình điều trị

Phòng bệnh

Phòng ngừa rối loạn này có thể khó khăn vì hầu hết các trường hợp là do di truyền. Bố mẹ của trẻ nên hạn chế cho trẻ sử dụng núm vú giả hoặc bú bình để giảm thiểu sự thay đổi trong quá trình phát triển hàm. Phát hiện sớm sai khớp cắn có thể làm giảm thời gian (và mức độ nghiêm trọng) khi điều trị để chỉnh sửa lại.

Tiên lượng

Điều trị sai khớp cắn ở trẻ em và người lớn thường sẽ có hiệu quả chỉnh sửa lại được. Điều trị sớm ở trẻ em sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian và chi phí.

Người lớn cũng có thể đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, điều trị ở người lớn thường tốn nhiều thời gian và đắt đỏ. Bạn điều trị sai khớp cắn càng sớm thì tiên lượng càng tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc răng miệng cho bé: không bao giờ là quá sớm để bắt đầu

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm