Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ảnh hưởng của giấc ngủ và vận động đến chiều cao của trẻ

Tầm vóc hay chiều cao của trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ chế độ dinh dưỡng và di truyền. Trong khi di truyền là yếu tố mà các bậc phụ huynh không thể can thiệp để giúp trẻ cao hơn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển xương, tăng cường chiều cao, đặc biệt là kiềng ba chân cho tầm vóc cao lớn : vitamin K2, Canxi, và Vitamin D.

Ảnh hưởng của giấc ngủ và vận động đến chiều cao của trẻ

Bên cạnh đó, vẫn có những yếu tố khác cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng xương, phát triển chiều cao cho trẻ. Và giấc ngủ cùng với vận động là những yếu tố đó.

Giấc ngủ đối với chiều cao của trẻ

Sự phát triển chiều cao cũng như toàn bộ cơ thể của trẻ chịu tác động của hormone tăng trưởng GH. Hormone tăng trưởng GH được giải phóng trong suốt cả ngày, nhưng ở trẻ em, được giải phóng nhiều nhất là khi trẻ bắt đầu giấc ngủ sâu của mình. Đây chính là lý do khiến giấc ngủ trở thành yếu tố rất quan trọng đối với phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ ngủ không đủ, hàm lượng GH được tiết ra sẽ không đủ, gây cản trở quá trình phát triển chiều cao. Nếu ngủ quá muộn, trẻ sẽ trễ mất khoảng thời gian vàng để có thể giải phóng được lượng GH lớn nhất.

Bên cạnh đó, các bằng chứng khoa học cũng chỉ ra rằng, chiều cao của trẻ phát triển mạnh vào ban đêm do sự tăng trưởng chiều dài xương diễn ra khi trẻ đi ngủ không chỉ bởi hormone GH mà còn vì áp lực lên xương và sụn. Khi đi ngủ và trẻ nằm đúng tư thế, sẽ không có sức ép hoặc áp lực lên xương và sụn, điều này sẽ giúp xương và sụn không bị cản trở trong quá trình phát triển của mình. Nếu thời gian ngủ của trẻ quá ít hoặc nằm sai tư thế, áp lực do trọng lượng lên xương hoặc xương bị xoắn vặn sẽ gây cản trợ sự phát triển của xương, sự tăng trưởng chiều dài xương và tầm vóc cao lớn của trẻ.

Vận động đối với chiều cao của trẻ

Theo một số chuyên gia, mức độ hoạt động thể chất dường như là yếu tố quyết định quan trọng cho phản ứng tạo xương. Mô xương, giống như các mô khác, phù hợp với các hoạt động thể chất hàng ngày thông thường. Các hoạt động tạo ra lực cơ lớn hơn trên xương, chẳng hạn như bài tập đối kháng và các hoạt động "tác động" với các lực phản lại trên mặt đất lớn hơn bình thường có tác dụng thúc đẩy quá trình khoáng hóa và mô hình hoá.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ gãy xương liên quan đến loãng xương bằng cách tăng tích lũy khoáng chất trong quá trình phát triển xương; bằng cách tăng cường độ chắc khỏe của xương; và bằng cách giảm nguy cơ gãy do té ngã bằng cách cải thiện sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt, khả năng phối hợp các chi và cân bằng của cơ thể.

Thời kỳ tiền dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng. Khoảng 26% hàm lượng khoáng chất trong xương người trưởng thành được tích lũy trong suốt 2 năm xung quanh thời gian xương phát triển nhanh nhất. Sự gia tăng khoáng chất góp phần tăng cường độ xương. Khoáng chất tích tụ trên bề mặt quanh xương, giúp phát triển bề ngang của xương. Tăng bề ngang xương cũng góp phần tăng cường độ chắc khỏe của xương.

Vận động hợp lý giúp tăng cường sức khỏe chung, điều hòa hoạt động của hệ nội tiết, trong đó có tuyến yên, tuyến giáp. Nhờ đó, hệ nội tiết tiết các kích thích tố tăng trưởng GH giúp tận dụng hết tiềm năng di truyền, đồng thời kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương.

Mối liên quan giữa giấc ngủ và vận động

Giấc ngủ và vận động không chỉ có tác động đến chiều cao mà còn có ảnh hưởng lẫn nhau. Ngủ không đủ sẽ khiến trẻ mệt mỏi vào sáng ngày tiếp theo, khiến trẻ không đủ tỉnh táo để có thể học tập và hoạt động bình thường, thậm chí là có thể mệt mỏi trong cả ngày. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến các hoạt động vận động của trẻ. Trẻ sẽ không hoạt động và vận động ở trạng thái tốt nhất và cũng có thể không muốn vận động, cũng như nghỉ muốn ngồi một chỗ. Thiếu vận động sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể, sự phát triển của cơ thể và đặc biệt là sự phát triển xương và chiều cao, cụ thể là phản ứng tạo xương, quá trình khoáng hóa xương.

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất hay vận động không chỉ tốt cho sự phát triển chiều cao mà còn giúp cho trẻ ngủ tốt hơn. Vận động giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng thời gian ngủ. Tập thể dục cũng giúp thúc đẩy giấc ngủ theo nhiều cách khác nhau bao gồm giúp trẻ giảm căng thẳng. Vận động vào buổi sang và buổi trưa cũng có thể giúp thiết lập lại chu kỳ giấc ngủ hàng ngày của trẻ. Không chỉ vậy, việc hoạt động thể chất ngoài trời vào buổi sáng cũng giúp trẻ có thể thu nạp được ánh nắng mặt trời để cơ thể sản sinh vitamin D giúp hấp thụ Canxi bổ sung hàng ngày.

Giấc ngủvận động kết hợp với nhau để giúp cơ thể ở trạng thái tốt cho phát triển chiều cao. Bên cạnh 2 yếu tố này, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung đầy đủ bộ ba cao lớn vitamin K2, vitamin Dcanxi để giúp trẻ phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất. Vitamin K2 sẽ giúp kích hoạt osteocalcin, giúp gắn canxi vào xương, trong khi vitamin D sẽ tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Phối hợp với nhau, bộ ba cao lớn vitamin k2, vitamin D và canxi, cùng với chế độ luyện tập hợp lý, nghỉ ngơi đúng cách sẽ trở thành những “trợ thủ đắc lực” cho chiều cao tối ưu của trẻ. 

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Ngủ không ngon làm giảm chiều cao của trẻ?

Ts.Bs Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm