Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Căn bếp an toàn cho trẻ em

Đôi khi bạn có tự hỏi liệu căn bếp có phải là nơi nguy hiểm nhất cho trẻ hay không?

Căn bếp an toàn cho trẻ em

Các tai nạn có thể diễn ra hằng ngày trong ngôi nhà, đặc biệt là nơi được coi là nguy hiểm nhất – căn bếp. Các tai nạn trẻ thường gặp trong bếp chủ yếu là do té ngã, bỏng, ngộ độc hay hóc dị vật. Vậy bạn phải làm gì khi trẻ rơi vào các tình huống trên. Dưới đây là một số phương pháp tốt để giúp bạn đối phó với những nguy cơ có thể xảy ra với trẻ hàng ngày.

Ảnh minh họa.

Giảm thiểu tai nạn bỏng

Căn bếp thường chứa rất nhiều thứ có thể khiến trẻ bị bỏng. Bếp, lò nướng, lò vi sóng, chảo nóng và thậm chí cả nước sôi cũng có thể làm làn da mềm mại của trẻ bị bỏng rát. Để phòng ngừa tai nạn bỏng ở trẻ em, hãy lưu ý kỹ những điều sau đây:

  1. Luôn theo dõi sát sao khi trẻ ở trong bếp. Nếu bạn đang nấu ăn hoặc đang làm việc nào đó có thể gây tổn thương trẻ, hãy nhờ một người khác giám sát trẻ hoặc đưa trẻ sang một nơi khác; đặt trẻ trên ghế cùng với đồ ăn nhẹ; sử dụng hàng rào chắn để giữ trẻ cách xa căn bếp; hay đánh lạc hướng trẻ bằng cách đưa cho trẻ đồ chơi.
  2. Nhắc nhở trẻ không được chạm vào các thiết bị nóng, đặc biệt là bếp hay lò nướng. Để các xoong chảo nóng ngoài tầm tay trẻ em. Nên mua những thiết bị được đánh giá là an toàn cho trẻ. Kiểm tra kỹ xung quanh trước khi mở cửa lò nướng.
  3. Khi trẻ còn nhỏ, không nên sử dụng khăn trải bàn hay tấm phủ, trẻ có thể giật mạnh khăn khiến cho các nồi nóng hoặc các bát đồ ăn nóng đặt trên bàn bị đổ gây nguy hiểm cho trẻ.
  4. Thận trọng khi cho trẻ ăn đồ ăn hoặc đồ uống nóng. Luôn nếm thử trước khi cho trẻ ăn. Tốt nhất là cho trẻ ăn đồ hơi ấm.
  5. Lắp ở khóa an toàn cho trẻ em ở tất cả các tủ bếp và ngăn kéo.
Ảnh minh họa.
Phòng tránh tai nạn té ngã ở trẻ em

Trẻ nhỏ dễ bị té ngã khi ngồi trên ghế quá cao, nhất là khi chúng cố gắng với một vật gì trên bàn. Đôi chân nhỏ của trẻ cũng dễ bị trượt ngã trên nền nhà trơn ướt. Để phòng tránh tai nạn té ngã ở trẻ, hãy thực hiện theo những lời khuyên sau đây:

  1. Không nên xao lãng khi trẻ đang ngồi trên ghế cao. Thay vào đó, hãy đặt trẻ trên một chiếc ghế thấp và sử dụng dây an toàn khi trẻ ngồi.
  2. Hãy sử dụng thảm chống trượt để trải trên nền nhà lát đá hoa hoặc lót vải sơn.
  3. Không cho trẻ tập đi trong bếp.
  4. Lắp đặt đường dây điện và điện thoại an toàn và không vướng lối đi, giữ nền nhà không bị dính dầu mỡ, nước và các chất lỏng khác.

Giảm thiểu tai nạn hóc dị vật và tình trạng ngộ độc ở trẻ

Trẻ thường thích khám phá bằng cách cho tất cả mọi thứ vào trong miệng. Những đồ vật nhỏ có thể khiến trẻ dễ bị hóc còn chất tẩy rửa và các loại hóa chất khác dễ làm trẻ bị ngộ độc. Sau đây là một số mẹo để phòng tránh những tai nạn nêu trên:

  1. Để thuốc ngoài tầm tay trẻ em, sử dụng nắp an toàn cho tất cả các loại thuốc.
  2. Không để những loại hạt, trái cây nhỏ, bỏng ngô hay những thứ trẻ dễ cho vào miệng vương vãi trên sàn nhà.
  3. Để hóa chất ngoài tầm với của trẻ. Tất cả các chất tẩy rửa, làm trắng, thông cống, chất làm sạch lò nướng nên được cất kỹ sau cánh cửa. Khuyến khích sử dụng những chất tẩy rửa không độc cho sàn nhà và các thiết bị gia dụng.
  4. Hạn chế cho trẻ chơi xung quanh khu vực bếp – nhất là khi trẻ không có ai giám sát.
Ảnh minh họa.

Những lời khuyên khác

Ngoài những mẹo đã liệt kê ở trên, hãy cất giữ tất cả các dao kéo sắc và dụng cụ nhà bếp ngoài tầm tay trẻ em. Nên sử dụng khóa cho tủ lạnh do khi trẻ đủ lớn có thể tự mở tủ. Nếu trẻ muốn giúp bạn nấu nướng, hãy mua cho trẻ một bộ dụng cụ nấu đồ chơi. Hãy dạy trẻ những quy tắc an toàn khi trẻ còn nhỏ và bé nhà bạn sẽ biết cách sử dụng bếp thật cẩn thận và tự bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi vui chơi

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - TheoHealthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm