Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những chấn thương khi nhảy múa và một số cách phòng tránh

Nhảy múa, khiêu vũ nhìn thì có vẻ dễ dàng nhưng thực chất lại cần rất nhiều sức mạnh, sự linh hoạt và đòi hỏi sự chịu đựng cao do đó mà bộ môn nghệ thuật này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ chấn thương. Cho dù bạn là vũ công, hay là bố mẹ của các vũ công nhí hoặc là huấn luyện viên múa thì bạn cũng nên có những hiểu biết về những chấn thương thương thường gặp và biết cách phòng tránh chúng.

Những chấn thương khi nhảy múa và một số cách phòng tránh

Những chấn thương thường gặp khi nhảy múa, khiêu vũ

Các nghiên cứu cho thấy việc tập luyện biểu diễn của các vũ công thường gây ra những thương tổn ở khớp và cơ và tập trung chủ yếu ở mắt cá chân, bàn chân hoặc lưng dưới. Một số chấn thương phổ biến là:

  • Chấn thương ở hông: hôi chứng rạn xương chậu, va đập hông, bong sụn ổ cối, viêm gân cơ gấp, viêm bao hoạt dịch và rối loạn chức năng khớp cùng chậu
  • Chấn thương ở bàn chân và mắt các chân: chấn thương gấn gót (gân Achilles), ảnh hưởng đến mắt cá chân, chuột rút ngón chân
  • Chấn thương đầu gối: hội chứng đau xương bánh chè
  • Gãy xương: gẫy khối xương bàn chân, xương chày, đốt gần của xương bàn ngón chân, vùng cột sống thắt lưng
  • Vũ công cũng có khả năng mắc các bệnh viêm khớp đầu gối, hông, mắt cá chân, và bàn chân.

Nói chung,  tỷ lệ chấn thương dây chằng chéo trước của đầu gối ở vũ công ít gặp hơn so với vận động viên có thể là do bộ môn nghệ thuật này đào tạo vũ công từ lúc còn nhỏ nên các vũ công sẽ kiểm soát các nhóm cơ tốt hơn so với vận động viên.

Làm thế nào để nhận diện ra cơn đau do chấn thương

Hầu hết các trường hợp những cơn đau sau khi bạn nhảy là những cơn đau thông thường chúng sẽ biến mất saun 24-48 giờ, đôi khi cũng mất đến một vài ngày là điều bình thường. Tuy nhiên nếu bạn gặp các kiểu đau sau đay thì rất có thể đó là cơn đau do chấn thương:

  • Bạn đau đến nỗi phải thức dậy vào đêm
  • Bình thường vẫn đau, khi bắt đầu một hoạt động thì đau hơn
  • Đau tăng lên khi hoạt động tăng
  • Đau đến nỗi bạn phải thay đổi trọng tâm cơ thể

Nếu bạn có những biểu hiện trên thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sỹ, tốt nhất là bác sỹ vật lý trị liệu hoặc các bác sỹ có kinh nghiệm điều trị chấn thương cho các vũ công. Họ sẽ xác định liệu có cần làm thêm một số xét nghiệm hoặc kiểm tra nào khác không hay có kế hoạch điều trị cho tình trạng đó như thế nào.

Tại sao lại xảy ra tình trạng chấn thương?

Khiêu vũ là một hoạt động thể chất đòi hỏi sự khắt khe, các vũ công phải lặp đi lặp lại cùng một động tác trong nhiều giờ. Nếu thời gian nhảy trên 5 tiếng một ngày thì sẽ tăng nguy cơ bị gãy xương và các chấn thương khác.

Vào thời gian tập luyện cao độ, rất nhiều vũ công có rất ít thời gian nghỉ ngơi để hồi phục cơ thể và cũng không có thời gian nghỉ sau khi kết thúc biểu diễn. Việc hạn chế cân nặng và giảm cân không lành mạnh cũng góp phần vào việc dễ bị chấn thương do vậy dinh dưỡng hợp lý vẫn là điều vô cùng quan trọng cho các vũ công ở mọi lứa tuổi

Tại sao vũ công lại bị bị bong gân mắt cá chân?

Bong mắt cá chân là chấn thương phổ biến nhất và  xảy ra rất bất ngờ. Khi gân mắt ca chân bị bong ra dây chằng bên trong hoặc bên ngoài sẽ bị xoắn lại hoặc căng ra và có thể bị đứt. Bong gân mắt cá chân xảy ra do việc tiếp đất của động tác nhảy lên cao không đúng kỹ thuật, mắt cá chân bị lệch hoặc đi giày kém chất lượng. Một khi dây chằng đã bị đứt thì sẽ rất khó hồi phục và việc bị bong gân mắt cá chân một lần thì rất có thể có lần thứ hai. Điều quan trọng là phải củng cố sức mạnh cho cơ để phòng chống thương tích.

Làm thế nào để phòng tranh chấn thương?

Phần lớn các chấn thương đều có thể phòng tránh theo một số cách sau:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước
  • Nghỉ ngơi đầy đủ tránh tình trạng tập luyện quá tải
  • Đan xen các bài tập khác nhau để củng cố sức mạnh cho cơ bắp và tất cả các phần của cơ thể
  • Luôn mang giày và trang phục thích hợp
  • Luôn khởi động trước khi tập luyện
  • Có lối sống lành mạnh và  hiểu rõ cơ thể mình

Khi bị chấn thương phải đến cơ sỏ y tế  đẻ được bac sỹ tư vấn cách điều trị hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách xử trí bong gân mắt cá chân ở trẻ em

Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Hopkinsmedicine
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm