Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc tránh thai và kháng sinh: những hiểu lầm thường gặp

Bạn có thể đã từng nghe nói rằng việc sử dụng thuốc tránh thai và kháng sinh cùng một lúc có thể làm giảm hiệu lực tránh thai.

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

Viên uống tránh thai là một phương pháp tránh thai sử dụng nội tiết tố để ngăn cản khả năng thụ thai. Hầu hết các loại thuốc tránh thai đều chứa hai loại hormon là estrogen và progesterone. Những hormon này sẽ ức chế quá trình rụng trứng của buồng trứng. Một số viên uống tránh thai chỉ chứa progesterone gọi là “minipill” có khả năng làm dầy chất nhầy ở cổ tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận với trứng do vậy hạn chế khả năng thụ tinh.

Sự tương tác giữa kháng sinh và thuốc tránh thai

Thuốc nào làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai?

Cho tới nay, loại kháng sinh duy nhất đã được chứng minh có khả năng tương tác với thuốc tránh thai là rifampin. Đây là kháng sinh được sử dụng trong điều trị lao và các bệnh nhiễm khuẩn khác. Nếu bạn uống kháng sinh này cùng một lúc với thuốc tránh thai, nó sẽ làm giảm mức nồng độ hormon trong viên thuốc tránh thai và giảm hiệu quả tránh thai của thuốc.

Ngoài ra, rifampin cũng có khả năng làm giảm hiệu quả của miếng dán tránh thai hoặc vòng tránh thai.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of the American of Dermatology, lượng hormon trong thuốc tránh thai sẽ giữ nguyên không đổi khi sử dụng kèm với một số kháng sinh được sử dụng phổ biến như sau:

  • Ciprofloxacin
  • Clarithromycin
  • Doxycycline
  • Metronidazole
  • Roxithromycin
  • Temafloxacin

Một số thuốc khác có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai như:

  • Một số chất ức chế protease kháng virus HIV
  • Một số thuốc chống động kinh
  • Thuốc kháng nấm griseofulvin

Thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc nào không?

Các thuốc tránh thai có thể làm giảm hiệu lực như các thuốc giảm đau và thuốc hạ huyết áp.

Ngược lại, hoạt lực của các thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn phế quản và thuốc an thần có thể gia tăng khi sử dụng kèm với thuốc tránh thai.

Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc tránh thai và kháng sinh cùng một lúc

Chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về các tác dụng phụ có thể xảy ra nếu sử dụng kháng sinh kèm với thuốc tránh thai. Theo giả thuyết, các tác dụng không mong muốn của riêng từng loại thuốc có thể nghiêm trọng hơn khi uống kèm chúng với nhau. Các tác dụng phụ này bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Thay đổi vị giác
  • Đau đầu
  • Hoa mắt

Các tác dụng phụ khá khác nhau tùy từng đối tượng và nhóm kháng sinh sử dụng. Tuy nhiên không phải tất cả những người sử dụng cả thuốc tránh thai và kháng sinh cùng một lúc đều sẽ gặp phải các tác dụng không mong muốn nêu trên.

Mặc dù có những bằng chứng cho thấy kháng sinh làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai nhưng một số yếu tố khác cũng là nguyên nhân khiến thuốc tránh thai bị mất tác dụng. Chẳng hạn như việc uống thuốc không đúng giờ hoặc bỏ qua 1 – 2 viên thuốc khi bạn bị ốm. Ngoài ra, việc hấp thu thuốc cũng bị giảm nếu bạn bị nôn. Do vậy, đôi khi việc thuốc tránh thai bị mất tác dụng khi uống kèm với kháng sinh chỉ là sự trùng hợp do tác động của các yếu tố nêu trên.

Làm thế nào để sử dụng thuốc tránh thai đúng cách

Khi được sử dụng đúng theo hướng dẫn, các viên uống tránh thai sẽ phát huy hiệu quả tránh thai tới 99%. Hầu hết thuốc tránh thai đều được uống hàng ngày trong vòng 21 ngày liên tục và 7 ngày nghỉ. Một số loại thuốc được uống luôn trong vòng 28 ngày hoặc 91 ngày liên tục. Các viên thuốc thường có màu khác nhau để chỉ hàm lượng hormon khác nhau. Vào một số ngày, bạn có thể uống những viên thuốc không hề chứa hormon nhằm mục đích duy trì thói quen uống thuốc của bạn.

Các bác sỹ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên về thời điểm nên bắt đầu sử dụng thuốc. Thường là vào ngày chủ nhật đầu tiên sau khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hoặc vào ngày đầu tiên của chu kỳ. Bạn nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Việc uống thuốc không đều đặn cũng khiến nguy cơ mang thai ngoài ý muốn tăng lên.

Lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp

Thuốc tránh thai chỉ là một trong số rất nhiều các biện pháp tránh thai hiện đại được sử dụng hiện nay, bao gồm:

  • Viên uống tránh thai
  • Thuốc tiêm tránh thai
  • Vòng tránh thai
  • Bao cao su
  • Que cấy tránh thai
  • Màng phim tránh thai

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên cân nhắc những câu hỏi sau đây trong việc lựa chọn biện pháp tránh thai:

  • Bạn có muốn có con trong tương lai hay không?
  • Bạn có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay không?
  • Bạn quan hệ tình dục bao nhiêu lần/tuần?
  • Liệu phương pháp tránh thai có khả năng ngăn ngừa HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không?
  • Phương pháp tránh thai có hiệu quả hay không?
  • Các tác dụng phụ bạn gặp phải là gì?
  • Biện pháp tránh thai đó có tiện lợi khi sử dụng hay không?

Không phải mọi phụ nữ đều thích hợp khi sử dụng viên uống tránh thai. Nếu bạn trên 35 tuổi, có hút thuốc hoặc có tiền sử bị mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ, các loại thuốc tránh thai dạng kết hợp có thể không phải là lựa chọn phù hợp. Trường hợp bạn bị ung thư vú hoặc xuất huyết tử cung không rõ căn nguyên, dạng thuốc “minipill” có thể không thích hợp.

Tham khảo ý kiến bác sỹ là cách tốt nhất giúp bạn lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp. Bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn những lợi ích và nguy cơ của mỗi phương pháp kèm theo những lưu ý đặc biệt và giúp bạn giải đáp những thắc mắc hàng ngày gặp phải.

Cần lưu ý

Ngoại trừ rifampin, hiện có rất ít bằng chứng chứng minh rằng kháng sinh có thể tương tác làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai. Do vậy, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng minh mối quan hệ này. Tuy nhiên, các bác sỹ lưu ý rằng cũng không đủ bằng chứng để phủ nhận hoàn toàn nguy cơ tương tác thuốc.

Để bảo đảm an toàn, bạn có thể sử dụng " thêm" một biện pháp tránh thai như bao cao su hay màng phim tránh thai khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm