Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nước tiểu và sức khỏe con người

Màu sắc và độ trong của nước tiểu có thể giúp các bác sỹ xác đinh sơ bộ tình trạng sức khỏe của bạn. Chỉ cần một xét nghiệm nước tiểu cũng đủ phản ánh bạn đang mắc phải bệnh gì.

Nước tiểu và sức khỏe con người

Máu trong nước tiểu

Khi nhìn thấy máu trong nước tiểu, đừng quá hoảng hốt, nhưng hãy lập tức đi khám ngay. 

Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của một tình trạng sinh lý ít nguy hiểm, như: tập thể dục quá sức, uống một số loại thuốc hoặc dùng một số loại thảo dược hoặc thực phẩm nào đó.

Tuy nhiên, có máu trong nước tiểu cũng có thể là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm như bệnh lý ở thận, ung thư bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, tan máu hồng cầu hình liềm.

Có thể bạn chưa biết!!!

Màu nước tiểu có thể thay đổi: một vài thực phẩm hoặc một số thuốc điều trị một số bệnh có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ hoặc mầu sẫm như nước chè - khiến bạn tưởng là có máu trong nước tiểu. Ví dụ, củ cải đỏ có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ sậm; măng tây có thể làm nước tiểu có màu xanh và cà rốt có thể khiến nước tiểu màu vàng cam, nếu như chúng ta ăn với một số lượng lớn các thực phẩm này. Tình trạng toan máu có thể khiến nước tiểu có màu ánh xanh, một vài loại thuốc hóa trị liệu có thể khiến nước tiểu có màu cam.

Nếu như không chắc là tại sao nước tiểu lại đổi màu, bạn  phải lập tức đi khám ngay.

Nước tiểu có thể có mùi khác biệt: thực phẩm, vitamin và thuốc cũng có thể làm đổi mùi nước tiểu. Ví dụ, lại là măng tây, vừa gây thay đổi màu, vừa thay đổi mùi, biến nước tiểu của bạn chuyển từ mùi khai amoniac thành mùi hôi thối. Nước tiểu cũng có thể có mùi nặng hơn nếu như bạn quống quá ít nước đi kèm với uống viên vitamin B6.

Giống như đổi màu, nước tiểu đổi mùi cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý: tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận, suy gan. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm cần đi khám ngay lập tức.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu có thể có có màu đỏ hoặc nâu hoặc có những vệt đỏ như máu đông trong nước tiểu. Hoặc nước tiểu chuyển sang màu xanh vàng hoặc có vẩn đục và mùi hôi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, gồm có các bộ phận: thận, bàng quàng, niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống). Điều trị nhiễm trùng tiết niệu, không có cách nào khác là sử dụng kháng sinh.

Viêm cầu thận

Nước tiểu xuất hiện máu và bọt là dấu hiệu của viêm cầu thận. Cầu thận thực hiện chức năng lọc của thận. Khi bị viêm, chúng hoạt động kém đi, làm cho nước và các chất thải bị giữ lại trong cơ thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và suy thận. Viêm cầu thận cũng là một trong những biến chứng của tiểu đường, một nhiễm trùng nặng hoặc do một bệnh tự miễn gây ra.

Tăng đường máu

Lượng đường glucose trong máu cao có thể dẫn đến đào thải đường qua nước tiểu. Điều này không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải thông qua xét nghiệm. Nồng độ glucose nước tiểu cao có thể là dấu hiệu của tiểu đường, tim mạch, bệnh lý thận và nhiều bệnh lý khác.

Tiểu đường

Khi bị nghi ngờ mắc tiểu đường, bác sỹ sẽ cho bạn làm xét nghiệm ceton  máu và ceton niệu. Ceton là sản phẩm của quá trình đốt cháy mỡ cung cấp nguy liệu cho cơ thể hoạt động.  Ở những người mắc tiểu đường, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ thay thế khi việc sử dụng glucose không còn hiệu quả như trước.

Biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Nước tiểu xuất hiện bọt chứng tỏ trong nước tiểu có nhiều protein hơn bình thường. Thông thường đây là dấu hiệu sớm của bệnh suy thận.  Bệnh làm cho những mạch máu nhỏ của thận bị hư hỏng, giảm chức năng lọc của thận khiến cho muối khoáng, nước và các chất thải quay trở lại vào máu gây độc cho cơ thể. Định lượng protein niệu là một trong số những xét nghiệm cơ bản để xác định xem bạn có bị suy thận hay không.

Mất nước

Nếu nước tiểu có màu vàng đậm hơn bình thường chứng tỏ cơ thể không được cung cấp đủ nước, vì vậy thận phải lọc đi lọc lại nhiều lần nước tiểu để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Điều này dẫn đến nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên và tạo ra màu vàng đậm hơn bình thường. Tuy nhiên nước tiểu thường xuyên có màu vàng đậm cũng là dấu hiệu của tình trạng mệt mỏi mạn tính.

Mang thai

Khi bắt đầu thụ thai, một loại hóc môn được tiết ra sau 5-10 ngày kể từ khi bạn thấy mình bị lỡ kỳ kinh, gọi là hCG (human chorionic gonadotropin). Đây chính là loại hóc môn được sử dụng để kiểm tra xem bạn có mang thai hay không ở các que thử thai nhanh.

Viêm mạch

Viêm mạch đặc biệt là những mạch máu đến thận gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho thận, thậm chí là có thể làm cho thận không thể hoạt động được nữa. Viêm mạch có thể khiến nước tiểu có màu sẫm như nước chè kèm theo sốt và nhức mỏi toàn thân.

Tắc nghẽn

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn tiểu nhưng lại không thể đi được; xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu vẩn đục thì rất có thể bạn đã bị phì đại tiền liệt tuyến, sỏi thận, ung thư bàng quang, cục máu đông chặn đường đi xuống của nước tiểu.

Sỏi thận

Đào thải chất khoáng không hiệu quả và dư thừa chất khoáng khiến cho các chất này đọng lại ở thận thành các viên sỏi nhỏ. Sỏi thận có thể di chuyển trong niệu quả, gây ra các cơn đau đớn, ngăn cản sự thông suốt của dòng nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thì chữa trị.

Bệnh thận lupus

Lupus là một bệnh tự miễn mang tính chất hệ thống nghĩa là cơ thể tự tấn công nhiều cơ quan, trong đó có thận. Bệnh thận lupus gây ra tình trạng nước tiểu có máu và bọt. Không thể chữa khỏi bệnh này tuy nhiên các bác sỹ sẽ điều trị hạn chế các biến chứng của bệnh.

Các vấn đề của gan và  túi mật

Uống quá nhiều thuốc, chẳng hạn nhưa acetaminophen có thể dẫn tới nước tiểu sậm màu. Tuy nhiên, còn một số nguyên nhân nằm ở gan hoặc túi mật, chẳng hạn như viêm gan C, sỏi túi mật, xơ gan… có thể cũng dẫn đến tình trạng nước tiểu sậm màu.

Không chỉ khiến nước tiểu sậm màu, những bệnh lý trên có thể khiến vàng da và vàng mắt  hay còn gọi là hoàng đản.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lý do khiến nước tiểu có mùi lạ

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm