Nếu bạn để ý thấy rằng răng của mình trông dài ra một chút hoặc nướu của bạn bỗng dưng bị kéo tụt lại so với răng, bạn có thể đang bị tụt lợi. Tụt lợi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân nghiêm trọng nhất đó là do bệnh nha chu, cũng có tên khác là bệnh về nướu. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh nha chu nhưng vẫn có phương pháp để giúp kiểm soát được bệnh.
Đối với những người có hàm răng khỏe mạnh, nướu sẽ có màu hồng và đường viền nướu xung quanh tất cả các chân răng khá đồng nhất. Tuy nhiên, khi bị tụt lợi, nướu sẽ bị viêm và lợi sẽ tụt xuống làm lộ gần như toàn bộ phần chân răng.
Tụt lợi là căn bệnh có xu hướng diễn biến chậm, do vậy điều quan trọng là bạn cần phải theo dõi răng miệng hàng ngày. Nếu bạn lưu ý thấy mình có dấu hiệu của bệnh tụt lợi, hãy tới nha sỹ càng sớm càng tốt.
Các triệu chứng của bệnh tụt lợi
Ngoài hiện tượng lợi tụt xuống hẳn làm lộ phần chân răng, căn bệnh này còn gây ra một triệu chứng khác như:
Bạn có thể thấy được rằng cảm giác khi cắn vào thức ăn có sự thay đổi so với trước kia. Nướu cũng đôi khi có cảm giác đau. Một trong những mối lo ngại chủ yếu đối với tình trạng tụt lợi đó là răng miệng sẽ dễ trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Đây là lý do tại sao việc tới nha sỹ thường xuyên và có thói quen chăm sóc răng miệng là vô cùng cần thiết.
Nguyên nhân gây tụt lợi
Tụt lợi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính là do bệnh nha chu. Các nguyên nhân khác bao gồm:
Liệu bàn chải đánh răng có thể gây tình trạng tụt lợi hay không
Chải răng quá mạnh cũng có thể gây tụt lợi. Dưới đây là một số lời khuyên cho việc chải răng:
Các nguyên nhân khác gây tụt lợi
Chẩn đoán
Nha sỹ thường sẽ phát hiện ngay ra được tình trạng tụt lợi khi quan sát răng miệng của bạn. Nếu bạn thường xuyên theo dõi chặt chẽ răng miệng thì bạn cũng có thể biết được những răng nào đang bị tụt khỏi lợi.
Tụt lợi có xu hướng diễn biến từ từ. Bạn có thể lưu ý thấy một sự thay đổi tại nướu sau một thời gian. Do vậy, thời điểm đi kiểm tra răng định kỳ tại nha sỹ có thể giúp bạn phát hiện ra căn bệnh này.
Điều trị tụt lợi
Hiện tượng tụt lợi không thể hồi phục, nghĩa là mô lợi đã bị tụt khỏi chân răng sẽ không có khả năng mọc lại được. Tuy nhiên vẫn có những biện pháp giúp giảm tiến triển của bệnh. Việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tụt lợi là do thói quen đánh răng hay do vệ sinh răng miệng kém, hãy trao đổi với nha sỹ về việc lựa chọn một loại bàn chải phù hợp và sử dụng chỉ nha khoa. Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám giữa các kẽ răng cũng có hiệu quả tốt.
Tụt lợi mức độ nhẹ có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn ở những vị trí xung quanh lợi bị tụt. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của các bệnh về nướu khác.
Trong một số trường hợp bạn có thể đến nha sĩ để được chữa trị tận gốc bằng một biện pháp gọi là SRP (scaling and root planing – làm sạch cao răng và chân răng). Với cách này, nha sĩ không chỉ lấy đi toàn bộ cao răng bám dính trên hai hàm lợi mà còn mài nhẵn các mấu ráp, sần trên chân răng (nơi tập trung nhiều vi khuẩn) để bề mặt chân răng nhẵn và sạch sẽ.
Nếu bạn bị tụt lợi mức độ nặng, một kỹ thuật gọi là cấy ghép lợi có thể giúp hồi phục mô lợi đã bị kéo tụt khỏi răng. Phương pháp này bao gồm việc lấy mô lợi ở một vị trí nào đó trong miệng để cấy ghép vào vị trí lợi đã bị tụt khỏi chân răng. Sau một thời gian khi vết cấy ghép liền lại, phần lợi được cấy có thể giúp bảo vệ chân răng và phục hồi thẩm mỹ của răng.
Triển vọng điều trị
Tụt lợi có ảnh hưởng rất lớn về mặt thẩm mỹ của khuôn mặt cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu và thậm chí gây rụng răng. Bạn có thể làm chậm lại hay ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh tụt lợi bằng nhiều biện pháp. Tốt nhất là nên tới nha sỹ kiểm tra răng 2 lần/năm và tuân thủ theo hướng dẫn của nha sỹ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Nếu tình trạng tụt lợi trở nên nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc đến phương pháp cấy ghép lợi hoặc các biện pháp điều trị được khuyến cáo khác.
Mẹo nhỏ giúp phòng các bệnh răng miệng
Một lối sống lành mạnh luôn là ưu tiên hàng đầu để phòng các bệnh răng miệng: một chế độ dinh dưỡng cân bằng và từ bỏ thuốc lá có vai trò vô cùng quan trọng.
Hãy cố gắng đến nha sỹ 2 lần/năm, ngay cả khi bạn là đối tượng luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng thì vai trò của nha sỹ trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng là rất cần thiết để có thể điều trị khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức khỏe răng miệng và cơ thể
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.