Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng ở trẻ nhỏ

Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua (còn gọi là viêm màng hoạt dịch nhiễm độc) là một bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 -8 tuổi, với các biểu hiện phổ biến như: cảm giác đau nhức, mệt mỏi, hạn chế vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Tìm hiểu về bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng ở trẻ nhỏ

Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua hay còn gọi là viêm màng hoạt dịch nhiễm độc là tình trạng viêm khu trú ở màng hoạt dịch khớp háng một bên với tính chất khởi phát đột ngột, khỏi nhanh chóng trong vòng 7-10 ngày mà không để lại di chứng. Trong các bệnh lý đau cấp tính của khớp háng thì viêm màng hoạt dịch thoáng qua là loại hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, căn bệnh này thường chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 tuần rồi tự khỏi mà không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

Bệnh này chủ yếu xảy ra trong nhóm trẻ từ 3 – 8 tuổi song có thể gặp ở trẻ 3 tháng tuổi hoặc ở người trưởng thành. Trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái 2-4 lần.

Nguyên nhân gây viêm màng hoạt dịch nhiễm độc

Viêm màng hoạt dịch nhiễm độc xảy ra khi có sự viêm nhiễm tại các khớp háng. Nguyên nhân hiện chưa được làm rõ nhưng có thể do nhiễm virus. Bệnh này thường ảnh hưởng đến một bên hông nhưng có thể gây sưng và viêm lan tỏa cho các khớp khác.

Triệu chứng của viêm màng hoạt dịch nhiễm độc

Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh này là đau tại khớp háng hoặc đôi khi khi đau ở đùi hoặc tại khớp gối ở bên bị bệnh. Ở trẻ nhỏ, do trẻ không có khả năng mô tả, nên có thể biểu hiện bởi hiện tượng đi khập khiễng hoặc bò lết bất thường, trẻ khóc mà không rõ nguyên nhân khi được thay tã. Sờ nắn vào khớp háng tổn thương khiến trẻ kêu đau hoặc khóc. 

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đi khập khiễng, bò lết
  • Đau tại đùi hoặc khớp gối
  • Sốt nhẹ dưới 38.3 độ C
  • Trẻ lười đi lại vận động khi quá đau đớn
  • Khóc, bị kích thích

Chẩn đoán

Chẩn đoán phân biệt với những bệnh khác

Viêm màng hoạt dịch nhiễm độc là căn bệnh khó chẩn đoán do một số bệnh lý nghiêm trọng khác cũng gây đau khớp háng. Do những bệnh này cần được can thiệp y khoa ngay nên trước hết bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm để xem trẻ có mắc những bệnh nghiêm trọng đó hay không trước khi đưa ra xác nhận chẩn đoán trẻ mắc viêm màng hoạt dịch nhiễm độc.

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn hoặc nấm gây viêm khớp có thể dẫn tới tổn thương vĩnh viễn tại khớp nếu không được điều trị.
  • Bệnh Legg-Calve-Perthes còn được gọi là bệnh dẹt chỏm xương đùi là tình trạng thiếu hụt cung cấp máu cho phần chỏm xương đùi của khớp hông, dẫn tới sụp khớp háng và sẽ bị viêm cứng khớp đó.
  • Bệnh Lyme là bệnh lây truyền từ côn trùng sang người (do ve đốt). Tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi. Bệnh có thể gây thương tổn kéo dài ở khớp nếu không được điều trị.
  • Trợt đầu trên xương đùi (Slipped capital femoral epiphysis – SCFE) xảy ra khi đầu trên xương đùi là một phần của khớp xương hông trật khỏi vị trí ổ xương của nó. Tình trạng này thường dẫn tới rối loạn tại khớp gọi là chứng viêm xương khớp ở giai đoạn sau của cuộc đời.

Chẩn đoán viêm màng hoạt dịch nhiễm độc

Bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra vị trí khớp đau của trẻ, loại vận động nào là nguyên nhân gây đau, ví dụ như tại háng, khớp gối hay các khớp khác.

Siêu âm khớp háng sẽ giúp kiểm tra phần hoạt dịch khớp có dấu hiệu viêm hay không.

Xét nghiệm máu cho biết mức độ nghiêm trọng của tình trạng sưng đau, đồng thời giúp tìm ra những nguyên nhân khác cũng gây đau khớp như bệnh Lyme.

Xét nghiệm hoạt dịch khớp được chỉ định khi trẻ bị sưng đau nghiêm trọng kèm theo sốt và chưa thể loại bỏ khả năng mắc viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chụp X quang có thể giúp chẩn đoán phân biệt bệnh Legg-Calve-Perthes hay trợt đầu trên xương đùi (SCFE).

Điều trị viêm màng hoạt dịch nhiễm độc

Định hướng điều trị chủ yếu là kiểm soát và làm giảm các triệu chứng. Triệu chứng viêm do nhiễm virus thường sẽ tự khỏi.

Thuốc điều trị

Các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm đau và viêm tạm thời. Bác sỹ có thể kê những loại thuốc giảm đau mạnh hơn nếu các thuốc OTC trên không phát huy tác dụng.

Nghỉ ngơi

Trẻ nên hạn chế vận động phần khớp háng bị đau để bệnh nhanh hồi phục. Việc đi bộ bình thường cũng khá an toàn, tuy nhiên trẻ nên tránh tham gia các hoạt động mạnh như chơi các môn thể thao tương tác. Trẻ cũng không nên mang vác quá nặng đặc biệt ở bên hông bị tổn thương.

Các biến chứng có thể gặp

Mặc dù đây là một bệnh không quá nghiêm trọng, tuy nhiên hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu:

  • Trẻ bị sốt cao hơn hoặc đau nặng hơn ngay cả khi đã uống thuốc giảm đau kháng viêm.
  • Đau khớp kéo dài trên 3 tuần hoặc tái phát khi trẻ ngừng thuốc.
  • Các thuốc kháng viêm không có tác dụng dù đã sử dụng được một vài ngày.

Con bạn có thể cần được kê những thuốc khác mạnh hơn hoặc tiến hành thêm những xét nghiệm bổ sung để tìm ra nguyên nhân chính xác gây đau khớp háng.

Triển vọng điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh viêm màng hoạt dịch nhiễm độc thường tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần, tuy nhiên bệnh có thể kéo dài tận 5 tuần. Bệnh này cũng có thể tái phát nhiều lần đối với một số trẻ đặc biệt khi chúng bị mắc các bệnh nhiễm virus như cảm lạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những phương pháp tự nhiên giúp giảm đau khớp

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm