10 sự thật về bệnh ung thư máu
Ung thư máu hay bệnh bạch cầu (leukemia) là một khái niệm dùng để chỉ 4 loại ung thư tủy xương và tế bào máu khác nhau. Năm 2015, tại Mỹ, thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có khoảng 54.270 người được chẩn đoán bị ung thư máu. Và có khoảng 327.000 người sống chung với bệnh ung thư máu hoặc tình trạng bệnh thuyên giảm, theo thống kê của Hiệp hội Ung thư máu và ung thư bạch huyết Hoa Kỳ. Dưới đây là 10 sự thật bạn nên biết về căn bệnh này.
Có 4 loại ung thư máu. Đó là:
Bệnh ung thư máu khởi phát từ tủy xương
Cơ thể sản xuất ra đa số các loại tế bào máu (từ tế bào bạch cầu chống lại bệnh nhiễm trùng, tế bào hồng cầu vận chuyển oxy cho đến tế bào tiểu cầu hỗ trợ đông máu) tại tủy xương. Tất cả các tế bào máu lúc đầu đều chưa trưởng thành và sẽ phát triển thành tế bào trưởng thành để giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhưng với những người bị bệnh ung thư máu cấp tính, các tế bào máu sẽ không phát triển theo chu kỳ trưởng thành thông thường. Và với những người bị bệnh ung thư máu mãn tính, những tế bào máu này có trưởng thành, nhưng sẽ bị lấn át bởi các tế bào bất thường, trưởng thành hơn. Và ở cả 2 dạng ung thư, các tế bào bất thường sẽ lấn át các tế bào khỏe mạnh, không chỉ ở trong tủy xương, mà còn ở trong dòng máu và các phần khác của hệ miễn dịch.
Loại ung thư máu bạn mắc phải sẽ phụ thuộc vào loại tế bào máu bị ung thư. Trong bệnh ung thư máu cấp tính thể lympho (ALL), nguyên bào bạch huyết (lymphoblasts) – cũng tức là tế bào bạch cầu chưa trưởng thành sẽ bị ảnh hưởng. Trong bệnh bạch cầu myeloid mãn tính (CML), bạch cầu hạt sẽ là tế bào máu bị ảnh hưởng.
Với các dạng bệnh cấp tính (AML và ALL) là loại ung thư phát triển nhanh, khiến tủy xương không thể sản xuất ra đủ tế bào máu khỏe mạnh. Nhưng với dạng bệnh mãn tính (CML và CLL), bệnh sẽ tiến triển chậm hơn. Theo thời gian, người mắc bệnh sẽ vẫn có đủ tế bào máu trưởng thành để duy trì chức năng của hệ miễn dịch.
Tỷ lệ sống khi mắc bệnh ung thư máu đang ngày một tăng lên
Trên thực tế, số người sống cùng với bệnh ung thư máu trong ít nhất 5 năm đã tăng gấp 4 lần, từ 14% năm 1960 lên khoảng 60% vào giai đoạn 2004-2010, theo thống kê của Hiệp hội ung thư máu và ung thư bạch huyết Hoa Kỳ.
Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư máu
Mặc dù bệnh ung thư máu thường ảnh hưởng đến những người trên 55 tuổi, nhưng đây cũng là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi. Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ khác của bệnh ung thư máu bao gồm:
Triệu chứng của bệnh ung thư máu sẽ phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn ung thư.
Triệu chững có thể bao gồm:
Đa số những người bị bệnh bạch cầu myoleid mãn tính (CML) được coi là mắc bệnh mãn tính (chứ không phải là bệnh chết người).
Trên thực tế, những người bị bệnh bạch cầu myeloid hiện nay có thể sống một cuộc sống bình thường bằng việc sử dụng thuốc ức chế men tyrosine kinase. Những loại thuốc, còn được gọi là TKI, có thể ức chế một loại gen gọi là BCR – ABL, là gen có thể khiến các tế bào ung thư nhân lên rất nhanh. Những loại thuốc này bao gồm Gleevec (imatinib), Sprycel (dasatinib), Tasigna (nilotinib), Bosulif (bosutinib), và Iclusig (ponatinib). Bằng việc uống những loại thuốc này, bạn có thể khiến bệnh bạch cầu myeloid mãn tính thuyên giảm và có thể sống thêm từ 15 - hơn 20 năm nữa.
Các phương pháp điều trị mới đang rất hứa hẹn.
Hiện nay, có rất rất nhiều tiến bộ mới trong việc điều trị ung thư máu. Những biện pháp điều trị mới bao gồm phương pháp điều trị sử dụng kháng thể đơn dòng và CAR tế bào T, một dạng miễn dịch trị liệu có thể chống lại cả bệnh ung thư máu thể lympho cấp tính và mãn tính (ALL và CLL). Phương pháp điều trị đích được gọi là chất ức chế FLT3 đang được nghiên cứu để điều trị bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (AML) và thuốc ức chế thụ thể tế bào B đang được nghiên cứu để điều trị ung thư máu thể lympho mãn tính (CLL).
Các dạng ung thư máu cấp tính cần được điều trị ngay lập tức. Một loại thuốc sử dụng đường uống để điều trị bệnh bạch cầu myeloid mãn tính (CML) có hiệu quả rất cao và nên bắt đầu được uống càng sớm càng tốt , ngay sau khi được chẩn đoán. Ở giai đoạn sớm của bệnh ung thư máu thể lympho mãn tính (CLL), bạn có thể sống mà không cần điều trị trong rất rất nhiều năm. Để đảm bảo rằng bạn đang nhận được phương pháp điều trị ung thư tốt nhất, hãy cân nhắc đến việc đi khám tại một cơ sở y tế chuyên khoa khác, với một bác sỹ khác, để có thể đưa ra được kết luận cuối cùng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây ung thư máu và cách phòng tránh
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.