Chất xơ
Chất xơ là một loại carbohydrate mà cơ thể không thể tiêu hóa khi ăn. Nhưng chất xơ có những lợi ích nhất định: chất xơ làm tăng khối lượng phân để làm chậm quá trình hấp thụ chất béo và cholesterol, hoặc nó nhẹ nhàng đi qua ruột của bạn để làm sạch đường tiêu hóa. Chất xơlà một yếu tố chính góp phần vào việc đi tiêu đều đặn.
Có hai dạng chất xơ: chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan tan trong nước và có thể giúp hạ lượng đường trong máu và cholesterol.
Một số thực phẩm chứa chất xơ hòa tan bao gồm:
Chất xơ không hòa tan không tan trong nước và có lợi trong việc hỗ trợ thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa để ngăn ngừa táo bón.
Đọc thêm tại bài viết dưới đây: Những loại thực phẩm không nên rửa trước khi chế biến
Thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan bao gồm:
Các loại rau trộn có chứa cellulose không tiêu hóa được, đây là một loại chất xơ không hòa tan, có nghĩa là phần lớn rau trên đĩa của bạn đều không thể tiêu hóa được. Vì vậy, những loại rau trộn giúp ngăn ngừa táo bón cũng có thể gây ra tình trạng đầy hơi. Mặc dù chất xơ có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng chất xơ không hòa tan thường là thủ phạm gây ra đầy hơi, theo Tổ chức Quốc tế về Rối loạn Tiêu hóa Chức năng . Điều này có thể đặc biệt đúng ở những người mắc các rối loạn đường ruột, như hội chứng ruột kích thích (IBS).
Không nhai kxy rau, lượng axit trong dạ dày thấp (thường xảy ra khi căng thẳng cao) và hội chứng ruột kích thích là một số tình trạng có thể khiến việc tiêu hóa một số loại rau trở nên khó khăn.
Theo khuyến cáo lượng chất xơ tiêu thụ nên là 20 đến 35 gam mỗi ngày và hướng dẫn là nên bắt đầu với lượng ít và tăng dần khi bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn.
Nguyên nhân tiềm ẩn gây khó chịu
Chọn và chế biến trái cây và rau củ một cách an toàn khi bạn làm salad. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tuyên bố rằng vi khuẩn trong các sản phẩm tươi sống là nguyên nhân gây ra các bệnh do thực phẩm ở Hoa Kỳ.
Ví dụ, rau diếp có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như E. coli. Điều quan trọng là phải luôn rửa sạch rau, ngay cả khi bao bì ghi rằng rau đã được rửa sạch trước. Để ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng khuyến cáo:
Nếu bạn bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad, ngộ độc thực phẩm có thể là nguyên nhân. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ mô tả các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như sau:
Nếu bạn nhai kỹ, giảm căng thẳng và rửa sạch rau, bạn có thể có cơ hội tránh được chứng khó chịu ở bụng. Nhưng hãy cẩn thận với một mối đe dọa tiềm ẩn khác, được gọi là FODMAP.
Tham khảo thêm bài viết: Rửa rau quả đúng cách
Thay thế rau có hàm lượng FODMAP cao
Theo Harvard Health Publishing, nhiều loại trái cây và rau quả chứa carbohydrate đặc biệt khó hấp thụ ở ruột non, tạo ra khí và làm bùng phát các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) .
Những loại thực phẩm cụ thể này được gọi là FODMAP, viết tắt của oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides và polyols có thể lên men. Những carbohydrate chuỗi ngắn này chống lại quá trình tiêu hóa và thay vì được hấp thụ vào máu, chúng đi đến đại tràng, nơi chúng lên men và tạo ra khí. Sau đó, chúng kéo nước vào đường ruột, tích tụ lại, gây đầy hơi, đau quặn bụng và tiêu chảy/táo bón.
Theo Harvard Health, các loại trái cây và rau quả phổ biến có hàm lượng FODMAP cao thường được dùng trong món salad bao gồm:
Theo Harvard Health, việc áp dụng chế độ ăn ít FODMAP (hạn chế lượng thực phẩm chứa carbohydrate này) đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khoảng 78% bệnh nhân.
Nếu bạn nghi ngờ FODMAP có thể là vấn đề đối với mình, hãy làm việc với chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bạn nhận được đủ dinh dưỡng trong khi giải quyết các triệu chứng đường tiêu hóa.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.