Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ưu nhược điểm của các phương pháp làm trắng răng phổ biến

Trong những năm trở lại đây, xu hướng làm trắng răng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Từ việc sử dụng kem đánh răng có tác dụng làm trắng răng cho đến việc dùng máng tẩy răng, Ngày càng nhiều các sản phẩm tẩy trắng răng ra đời và nền “công nghiệp” tẩy trắng răng chưa thấy có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Nhưng liệu các sản phẩm tẩy trắng răng có an toàn cho răng của bạn hay không? Các hóa chất làm trắng răng sẽ ảnh hưởng đến răng của bạn như thế nào? Dưới đây là câu trả lời cho những câu hỏi đó của bạn.

Các loại tẩy trắng răng

Đa số các phương pháp tẩy trắng răng ngày nay sử dụng một trong hai thành phần sau: hydrogen peroxide hoặc carbamide peroxide. Những thành phần này sẽ giúp răng bạn trắng hơn so với mức bình thường.

Đa số các sản phẩm tẩy trắng răng bạn dùng tại nhà hoặc các sản phẩm tẩy trắng được sử dụng dưới sự theo dõi của nha sỹ đều hạn chế lượng hydrogen peroxide dưới 10%. Rất ít sản phẩm có tác dụng mạnh hơn, bởi nhà sản xuất muốn giảm lượng hydrogen peroxide để làm giảm nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ.

Làm trắng răng tại các phòng khám nha khoa thường bao gồm các sản phẩm có chứa lượng hỗn hợp peroxide với tỷ lệ cao hơn, thường từ 15-40%. Nha sỹ có thể sử dụng bóng đèn hoặc hệ thống lazer để tăng tốc thời gian làm trắng răng.

Sử dụng peroxide liều cao đã được chứng minh là sẽ gây ra các phản ứng phụ như làm tăng sự nhạy cảm của răng và gây tổn thương các mô. Những người lạm dụng các sản phẩm tẩy trắng này hoặc sử dụng các sản phẩm này không đúng cách sẽ có thể sẽ phải chịu những phản ứng phụ nặng hơn.

Dưới đây là ưu và nhược điểm của các biện pháp tẩy trắng răng phổ biến nhất hiện nay. Qua đó, bạn có thể tìm được phương pháp nào là thích hợp cho mình.

Kem đánh răng và nước súc miệng làm trắng răng

Ưu điểm: Kem đánh răng làm trắng răng một cách tự nhiên vì kem đánh răng có chứa các chất mài mòn có thể làm sạch các vết ố trên răng của bạn. Khả năng làm trắng răng ở mức nhẹ của kem đánh răng có thể giúp răng bạn trắng lên một bậc. Kem đánh răng làm trắng răng còn có thể giúp bạn duy trì màu răng trắng sau khi được tẩy trắng bằng bất cứ kỹ thuật nào khác. Ngoài việc tẩy trắng răng nhẹ nhàng, kem đánh răng còn có thể giúp giảm hôi miệng và tiêu diệt vi khuẩn.

Nhược điểm: Kem đánh răng làm trắng răng không chứa các chất tẩy trắng. Khả năng làm trắng răng hoặc đánh bóng răng của kem đánh răng chỉ có tác dụng loại bỏ các vết ố trên bề mặt của răng, vì vậy tác dụng làm trắng rất hạn chế. Khác với kem đánh răng, các loại nước súc miệng làm trắng răng có thể có chứa hydrogen peroxide. Nhưng do thời gian tiếp xúc giữa nước súc miệng và răng không lâu (khoảng 2 phút mỗi ngày), nên tác dụng làm trắng răng của nước súc miệng có thể sẽ không hiệu quả bằng các phương pháp khác, và kết quả chỉ có thể nhận thấy được sau vài tháng.

Miếng dán trắng răng

Ưu điểm: Đây là một miếng dán rất mỏng được phủ gel có gốc peroxide. Đa số các miếng dán sẽ được dán lên răng trong vòng 30 phút/ngày và sẽ phải thực hiện trong khoảng 10-14 ngày

Nhược điểm: Hiệu quả làm trắng răng của miếng dán trắng răng phải vài ngày sau mới nhận thấy được và kết quả này sẽ được duy trì trong khoảng 4 tháng. Bạn càng sử dụng miếng dán trắng răng nhiều, nguy cơ bạn bị răng và lợi nhạy cảm càng cao.

Keo và máng làm trắng răng

Ưu điểm: Máng làm trắng răng cho phép răng được tiếp xúc tối đa với các chất làm trắng. Máng làm trắng răng được điều chỉnh vừa khít với răng của bạn cũng là một lựa chọn. Đa số những loại máng này đều có tại phòng khám nha khoa.

Nhược điểm: Máng làm trắng răng cần được thiết kế đề vừa cho từng người, nên nếu bạn sử dụng loại máng phổ thông, thiết kế cho tất cả mọi người thì bạn sẽ dễ gặp phải các vấn đề về nướu và mô. Chất làm trắng có thể thoát ra ngoài máng làm trắng, gây kích thích các mô gần đó. Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn phải sử dụng máng làm trắng trong vài tiếng đồng hồ một ngày, trong vòng 2-4 tuần.

Làm trắng răng tại phòng khám nha khoa

Ưu điểm: Làm trắng răng tại phòng khám nha khoa bạn sẽ được các nha sỹ bảo vệ răng và lợi khỏi tất cả những phản ứng phụ có thể xảy ra. Nha sỹ có thể sử dụng một loại gel có tác dụng bảo vệ hoặc thoa một lớp bảo vệ lên các mô mềm đề ngăn chặn chúng không tiếp xúc trực tiếp với các chất làm trắng. Mức độ tập trung của peroxide cũng sẽ cao hơn, so với các phương pháp tự làm trắng răng tại nhà bằng các sản phẩm làm trắng răng, do vậy, bạn chỉ cần thực hiện một lần. Làm trắng răng tại phòng khám nha khoa có thể giúp răng của bạn trắng hơn từ 3-8 mức độ.

Nhược điểm: So sánh với các phương pháp làm trắng răng khác, làm trắng răng tại phòng khám nha khoa tốn kém hơn rất nhiều, và thường sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.

Phản ứng phụ của việc làm trắng răng

Đa số các sản phẩm làm trắng được các nha sỹ kê đơn sẽ gây ra rất ít biến chứng nghiêm trọng. Trên thực tế, 2 phản ứng phụ phổ biến nhất là gây kích ứng nướu (lợi)/mô quanh răng hoặc tăng khả năng nhạy cảm của răng. Cả 2 phản ứng phụ này thường sẽ biến mất sau vài ngày ngưng sử dụng sản phẩm làm trắng hoặc sau khi kết thúc quá trình làm trắng răng tại phòng khám. Bạn nên trao đổi với bác sỹ nếu sau đó vài ngày những phản ứng phụ không biết mất.

Có nên làm trắng răng không?

Làm trắng răng có thể che đi được những vùng răng bị ố, bị đổi màu, nhưng làm trắng răng sẽ không ngăn chặn được các vấn đề về răng miệng gây ra tình trạng vàng/ố răng. Đó là lý do vì sao bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu thử làm trắng răng. Bạn không nhất thiết phải làm trắng răng tại phòng khám nha khoa, nhưng đôi khi, việc răng bị xỉn màu chính là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe lớn hơn. Do vậy, bạn nên yêu cầu nha sỹ và bác sỹ kiểm tra kỹ càng để tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn (nếu có) có thể gây ra tình trạng răng xỉn màu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức khỏe răng miệng và cơ thể

Ths.Bs Cao Thanh Hoá - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 23/03/2025

    10 loại rau củ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

    Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

  • 23/03/2025

    Dị ứng mùa xuân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

    Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.

  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

Xem thêm