Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Botox mỹ phẩm

Có thể bạn đã nghe đến các quảng cáo, các trang blog, các tạp chí về chuyện đời tư của các ngôi sao hay nghe từ chính người bạn mình về mỹ phẩm có chứa botox.

Botox mỹ phẩm

Mỹ phẩm botox được cấp phép và đưa vào danh mục kê đơn của FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) vào năm 2002. Các chiết xuất giống với loại botox sử dụng trong điều trị y tế được cấp phép sử dụng vào năm 1989. Năm 2015, tiêm botox là thủ thuật đứng đầu trong các biện pháp thẩm mỹ không phẫu thuật tại Mỹ với 4.267.038 lượt tiêm (bao gồm Botox, Dysport và Xeomin).

Mỹ phẩm Botox là gì?

Botox hay onabotulium toxin A được sử dụng với mục đích chính là kiểm soát tình trạng co thắt cơ, điều trị chứng tiết mồ hôi nách quá mức và trong lĩnh vực thẩm mỹ. Boxtox mỹ phẩm là dạng kết hợp giữa Botulium toxin A (hoạt chất) với albumin (một loại protein có trong máu của con người) và dung dịch NaCl.

Botox mỹ phẩm được sử dụng để làm giảm đi nếp nhăn một cách tạm thời. Trước đây nó chỉ được tiêm cho nếp nhăn giữa hai mắt nhưng người ta vẫn áp dụng cho tất cả các nếp nhăn trên mặt như nếp nhăn ở đuôi mắt, trán, khóe miệng. Không nên nhầm lẫn botox mỹ phẩm với các chất độn (Restylane, Radiesse, Juvederm) cũng để xóa đi các nếp nhăn nhưng là do làm căng các mô cơ.

Đối tượng nào có thể sử dụng botox mỹ phẩm?

Tại Mỹ, tất cả các đối tượng từ 18 - 65 tuổi đều có thể sử dụng botox. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng botox nếu như:

  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của botox mỹ phẩm hoặc dị ứng với botulium toxin A
  • Bị nhiễm trùng da hay các bệnh khác ở vị trí tiêm botox
  • Các bệnh liên quan đến cơ và thần kinh
  • Các bệnh hen suyễn, nuốt nghẹn
  • Các bệnh về máu khó đông
  • Có ý định phẫu thuật
  • Đã từng phẫu thuật vùng mặt
  • Suy yếu cơ trán, sụp mí mắt
  • Đang điều trị thuốc hoặc bổ sung vitamin

Botox mỹ phẩm không có tác dụng toàn thân nên không ảnh hưởng đến thai nhi hoặc ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên các nhà sản xuất botox vẫn khuyến cáo không nên tiêm botox nếu bạn đang có kế hoạch có thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Tác dụng của botox mỹ phẩm

Khi tiêm botox mỹ phẩm vào cơ nó sẽ ức chế hoạt động của thần kinh xung quanh các cơ khiến các cơ ngưng hoạt động nên không gây ra các nếp nhăn. Nhưng với các nếp nhăn xuất hiện ngay cả khi cơ mặt bạn không hoạt động thì botox không có tác dụng. Thông thường sau vài ngày bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt trên khuôn mặt bạn. Botox cần từ 2-4 ngày để gắn vào các đầu mút thần kinh và hiệu quả kéo dài trong 10-14 ngày.

Bao lâu thì phải tiêm liều botox tiếp theo?

Thông thường khoảng 3-4 tháng thì bạn mới phải tiêm liều botox tiếp theo nhưng có một số yếu tố làm rút ngắn thời gian đó lại như: tuổi, cấu tạo cơ mặt, hút thuốc, chế độ ăn uống, không bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, một số can thiệp vào cơ mặt.

Tác dụng phụ của botox mỹ phẩm

Tiêm botox cao thể gây ra những tác dụng phụ tại chỗ như: đau tại chỗ tiêm, viêm, nhiễm trùng, chảy máu, bầm tím chỗ tiêm. Một số triệu chứng toàn thân như dị ứng, ngứa, khó thở, phát ban, chóng mặt.. cũng có thể xảy ra. Một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra như khô miệng, mệt mỏi, nhức đầu, liệt mí, co thắt cơ, tê liệt cơ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các cách làm giảm nếp nhăn trên da

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Allaboutvision
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm