Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác dụng phụ khi sử dụng ibuprofen cùng với rượu

Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có tác dụng hạ sốt, giảm sưng, đau. Nó được bán trên thị trường dưới nhiều tên thương mại khác nhau như Advil, Midol và Motrin. Loại thuốc này không cần yêu cầu đơn thuốc của bác sỹ khi mua. Tuy nhiên, một số thuốc mua theo đơn trong thành phần có chứa ibuprofen. Ibuprofen là một loại thuốc mạnh, có thể gây ra những tác dụng không mong muốn khi sử dụng không đúng cách. Cực kỳ thận trọng khi uống thuốc với rượu hoặc cocktail.

Tác dụng phụ khi sử dụng ibuprofen cùng với rượu

Có thể uống ibuprofen với rượu không?

Trên thực tế, việc pha trộn thuốc với rượu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Rượu ngăn cản tác dụng của thuốc, làm chúng kém hiệu quả hơn. Rượu cũng làm tăng các tác dụng phụ của các thuốc. Sự tương tác này xảy ra khi sử dụng ibuprofen kèm với rượu.

Trong hầu hết các trường hợp, uống một ngụm nhỏ rượu khi uống ibuprofen sẽ không gây hại. Tuy nhiên, sử dụng ibuprofen quá liều so với lượng khuyến cáo hoặc uống kèm nhiều rượu làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xuất huyết tiêu hóa

Một nghiên cứu trên 1,224 đối tượng đã chỉ ra thường xuyên sử dụng ibuprofen làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và ruột trên những người uống rượu. Đối tượng uống rượu, kèm theo đôi khi sử dụng ibuprofen thì không làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu khó chịu nào ở dạ dày hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Một số triệu chứng có thể gặp như

  • Đau dạ dày liên tuc
  • Đi ngoài phân đen
  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc nâu đỏ

Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao hơn nếu bạn thuộc:

  • Người > 60 tuổi
  • Uống liều cao ibuprofen
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài
  • Đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc steroid
  • Có tiền sử xuất huyết tiêu hóa

Bên cạnh xuất huyết tiêu hóa có thể gặp loét dạ dày, viêm dạ dày, đau đầu, cao huyết áp, chóng mặt, dị ứng,…

Tổn thương thận

Sử dụng ibuprofen trong thời gian dài gây những tác dụng phụ trên thận. Rượu cũng gây hại trên thận nên khi kết hợp đồng thời ibuprofen và rượu làm tăng nguy cơ tổn thương thận, biểu hiện trên lâm sàng gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Phù đặc biệt ở tay, chân, mắt cá
  • Khó thở

Giảm tỉnh táo

Ibuprofen có tác dụng giảm đau, khiến bạn cảm thấy thoải mãi, dễ chịu. Rượu cũng giúp cơ thể thư giãn. Nếu đi cùng nhau, chúng khiến bạn mất khả năng tập trung trong khí lái xe, phản ứng chậm và buồn ngủ. Uống rượu và lái xe luôn là hai điều tối kỵ. Nếu uống ibuprofen bạn cũng không nên lái xe.

Nếu phải sử dụng ibuprofen trong thời gian dài bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng. Bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên bạn nên uống vào khoảng thời gian nào trong ngày. Nếu chỉ sử dụng ibuprofen một lần, nên chú ý liều lượng để kiếm soát các tác dụng của thuốc.

Nếu bị hen suyễn, ibuprofen có thể làm nặng các triệu chứng hen suyễn sẵn có. Liều cao hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây đau tim, đột quỵ

Phụ nữ mang thai sử dụng ibuprofen có thể gây hại cho thai nhi. Người cho con bú hoặc người đang sử dụng các thuốc theo đơn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng ibuprofen

Tóm lại, sử dụng ibuprofen trong liều lượng cho phép là an toàn. Cần cân nhắc kỹ và hiểu rõ những nguy cơ khi phối hợp ibuprofen và rượu. Nếu bạn vẫn còn phân vân hoặc điều gì thắc mắc khi sử dụng thuốc nên hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn hoặc bác sỹ chuyên khoa.

Thông tin thêm trong bài viết: Lựa chọn thuốc giảm đau không kê đơn

 

CTV Phương Nga - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

Xem thêm