1. Lưu ý đến độ tuổi của trẻ
Không nên cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi sử dụng ibuprofen mà không được sự chỉ định của bác sỹ.
2. Dựa trên cân nặng của trẻ
Liều phù hợp cho từng trẻ sẽ được tính dựa trên cân nặng chứ không phải tuổi tác. Nếu bạn không biết chính xác cân nặng của trẻ và bản thân trẻ cũng không thể tự đứng lên cân, hãy vừa bế trẻ vừa cân trước, sau đó bỏ trẻ ra và cân trọng lượng của chính bạn. Lấy hai giá trị này trừ đi nhau và bạn sẽ tính được cân nặng của trẻ.
3. Sử dụng đúng dụng cụ đong thuốc
Luôn luôn sử dụng những dụng cụ đong thuốc được cung cấp bởi nhà sản xuất trong hộp thuốc, không được sử dụng thìa hay cốc trong gia đình để tính liều thuốc.
4. Không nên trộn ibuprofen với nhiều loại thuốc khác
Không bao giờ được cho trẻ uống ibuprofen khi trẻ cũng đang sử dụng những loại thuốc khác trừ khi có chỉ định của bác sỹ. Những thuốc khác cũng có thể chứa hoạt chất ibuprofen và gây quá liều.
5. Thuốc giọt hay thuốc dạng dung dịch?
Bạn không nên nhầm lẫn giữa thuốc dạng giọt cho trẻ sơ sinh với thuốc dạng lỏng cho trẻ lớn hơn. Thuốc giọt cho trẻ sơ sinh thường đậm đặc hơn và thường được đong bằng các dụng cụ nhỏ giọt hay xy-lanh, trong khi thuốc lỏng cho trẻ lớn thì không.
6. Nên cho trẻ uống bao nhiêu lần
Bạn có thể cho trẻ dùng lặp lại liều ibuprofen mỗi 6-8 giờ. Không nên vượt quá 4 liều trong 24 giờ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều bạn cần biết về Ibuprofen
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.
Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).
Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?
Trong số các vitamin thiết yếu đối với cơ thể, Vitamin K2 đang ngày càng được chú ý nhờ vai trò nổi trội đối với sức khỏe xương và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn rằng: liệu tất cả các dạng Vitamin K2 có thực sự giống nhau và mang lại hiệu quả như nhau? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam làm rõ những điểm khác biệt giữa các dạng Vitamin K2 trong bài viết dưới đây.