Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bạn cần biết về Ibuprofen

Ibuprofen (Motrin, Advil) là một trong những thuốc chống viêm không Steroid được sử dụng để điều trị một số loại viêm khớp. Ibuprofen được chứng nhận bởi FDA như một thuốc kê theo đơn năm 1974. Một công thức không theo đơn của ibuprofen được chứng nhận năm 1984.

Những điều bạn cần biết về  Ibuprofen

Sự có sẵn và liều khuyến cáo của Ibuprefen

Ibuprofen với hiệu quả thấp có sẵn dưới dạng thuốc không theo đơn-và ở hiệu quả cao hơn chỉ được kê theo đơn. Có nhiều nhãn hàng và phiên bản của Ibuprofen. Thuốc dưới dạng viêm uống, ngậm, viên nhai.

Với viêm khớp, người lớn và thiếu niên được kê ở 1200-3200 mg một ngày, được chia thành các liều uống 3-4 lần trong ngày. Với trẻ em 6 tháng đến 12 tuổi, liều phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và nên được quyết định bởi bác sĩ. Ở trẻ sơ sinh ít hơn 6 tháng tuổi, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu sử dụng Ibuprofen có hợp lí hay không.

Dưới dạng thuốc kê theo đơn, lượng Ibuprofen tối đa với người lớn là 800 mg/liều hoặc 3200 mg/ngày (4 liều tối đa theo hướng dẫn). Giới hạn của ibuprofen dưới dạng thuốc không cần kê đơn ít hơn, với liều lớn nhất hằng ngày là 1200 mg. Lượng Ibuprofen nhỏ nhất giảm đau, sưng hoặc sốt hiệu quả được khuyến cáo. Bác sĩ sẽ khuyến cáo một liều phù hợp với bạn, và có thể thay đổi liều phụ thuộc vào đáp ứng của bạn.

Chỉ định cho Ibuprofen

Ibuprofen được sử dụng để giảm sốt và điều trị đau hoặc viêm đi kèm với đau đầu, đau răng, đau lưng, viêm khớp, đau kì kinh, hoặc chấn thương nhỏ.

Chỉ dẫn đặc biệt

Nhiều bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng Ibuprofen với thức ăn hoặc sữa để giảm kích ứng dạ dày. Ngoài ra, bạn nên uống thuốc với một ly nước đầy.

Nếu bị kích ứng dạ dày, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyến các bạn dùng thuốc chống acid.

Bệnh nhân không nên dùng Ibuprofen

Những bệnh nhân có những cơn hen, viêm mũi, hoặc polyp mũi sau khi dùng aspirin hoặc những thuốc chống viêm không Steroid khác không nên dùng Ibuprofen. Những bệnh nhân nhạy cảm với aspirin không nên dùng Ibuprofen.

Đảm bảo rằng, bạn đã thông tin cho bác sĩ biết về những phản ứng thuốc trước đây của bạn. Bệnh nhân có loét, chảy máu dạ dày, vấn đề thận nghiêm trọng, hoặc vấn đề về gan nghiêm trọng có thể không nên điều trị với Ibuprofen. Thuốc cũng không nên dùng trước hoặc sau phẫu thuật bắc cầu động machj vành.

Tác dụng phụ thường gặp

Tiêu chảy, táo bón, chướng hơi, loétt miệng, đau đầu, chóng mặt, khát nước, lâng lâng, ngủ gà, ngứa râm ran ở tai, vấn đề về nghe và vấn đề khi ngủ đều là những tác dụng phụ liên quan đến ibupropen.

Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng đi kèm với ibupropen

Vấn đề về loét dạ dày và chảy máu dạ dày có thể xảy ra với bất kì thuốc chống viêm không Steroid nào, bao gồm cả ibupropen.

Thường những vấn đề này liên kết chặt với việc sử dụng thuốc lâu dài nhưng không phải tất cả các trường hợp. Sử dụng ibupropen hoặc thuốc chống viêm không Steroid khác thời gian ngắn cũng có thể gây nên vấn đề với một số bệnh nhân. Một số người có những dấu hiệu và báo hiệu bằng cơn đau nóng rát dạ dày, phân đen hoặc nôn. Gọi bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng này.

Tổn thương gan có thể xảy ra ở những người sử dụng thuốc chống viêm không Steroid bao gồm cả ibupropen. Dấu hiệu cảnh báo bao gồm: buồn nôn, nôn, mệt, chán ăn, ngứa, vàng da hoặc mắt, nước tiểu vàng.

Ibupropen có thể gay ứ dịch và phù cơ thể. Thuốc chống viêm không Steroid như ibupropen cũng liên quan đến tăng huyết áp.

Thuốc chống viêm không Steroid như ibupropen đi kèm với tăng nguy cơ các vấn đề tim mạch, bao gồm đau tim, đột quỵ và làm xuất hiện mới hoặc làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp. Nguy cơ tim mạch có thể tăng với thời gian sử dụng ibupropen kéo dài, hoặc những thuốc chống viêm không Steroid khác.

Tương tác thuốc với ibupropen

Ibupropen có thể có những tác dụng không mong muốn với những thuốc khác. Thuốc có thể gây tương tác bao gồm:

  • Aspirin
  • Thuốc chống ACE
  • Thuốc chống đông máu
  • Furosemide
  • Corticosteroid.
  • Lithium
  • Methotrexate

Chỉ dẫn đặc biệt với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Nếu bạn mang thai, đặc biệt nếu bạn đang trong những tháng cuối thai kì, hoặc bạn có kế hoạch mang thai, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ibupropen

Dấu hiệu quá liều ibupropen

Như bất kì loại thuốc nào, quá liều ibuprofen cũng có thể có một vài hậu quả nhất định. Quá liều ibupropen hoặc những thuốc chống viêm không Steroid khác có thể gây buồn nôn, nôn và chảy máu tiêu hóa. Nhưng hậu quả nghiêm trọng khác có thể xảy ra bao gồm tổn thương gan và thận, viêm màng não, suy tuần hoàn thậm chí tử vong. Đảm bảo rằng bạn chỉ dùng ibupropen như hướng dẫn.

Thông tin thêm trong bài viết: Sử dụng các thuốc giảm đau khi mang thai có an toàn?

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm