Giảm đau bằng chườm nóng và chườm lạnh
Sử dụng chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau
Cả chườm nóng và chườm lạnh đều có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, bạn có thể bối rối không biết nên sử dụng hình thức nào phù hợp vào những thời điểm khác nhau. Đây những nguyên tắc cơ bản có thể hữu ích cho bạn:
- Sử dụng chườm lạnh để giảm đau cấp tính hoặc những chấn thương, viêm mới
- Sử dụng chườm nóng để giảm đau mạn tính hoặc chấn thương từ một ngày trở đi.
Cuối cùng, bạn cần lựa chọn giải pháp nào hiệu quả nhất đối với bạn. Nếu chườm lạnh khiến bạn không dễ chịu thì chườm nóng sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cần tùy thuộc vào loại chấn thương. Những loại chấn thương khác nhau cần có giải pháp điều trị khác nhau để có thể chữa lành hợp lí. Chườm nóng và lạnh đều không thể thay thế cho các giải pháp y tế.
Chườm nóng
Chườm nóng giúp giãn cơ. Đó là lí do tại sao các cơ làm việc quá sức sẽ đáp ứng tốt nhất với chườm nóng. Nhiệt giúp kích thích lưu thông máu, giãn cơ và làm giảm đau.
Chườm nóng hiệu quả như thế nào? Các cơ làm việc quá sức sẽ bị đau do một chất hóa học có tên là axit lactic. Khi giảm lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương, axit lactic sẽ tích tụ lại và gây đau cơ. Chườm nóng sẽ giúp tái lưu thông máu và tăng tốc độ đào thải axit lactic của cơ.
Khi nào sử dụng chườm nóng?
Nhiệt là giải pháp tốt nhất để giảm đau mạn tính. Đau mạn tính là loại đau kéo dài và tái phát. Nhiệt làm tăng cấp máu, kích thích thải trừ chất độc và nó cũng giúp thư giãn cơ làm giảm đau.
Nếu bạn bị chấn thương liên tục, bạn nên chườm nóng trước khi tập luyện. Chườm nóng sau khi tập có thể làm trầm trọng thêm cơn đau hiện có.
Các loại chườm nóng: Có hai loại chườm nóng:
Mẹo để chườm nóng
Chườm lạnh
Thông thường, lạnh được sử dụng để giúp vết thương lành lại. Khi cơ thể bị chấn thương, các mô tổn thương sẽ bị viêm và có thể gây sưng, đỏ, đau. Sưng là do đáp ứng của cơ thể với chấn thương. Không may là sưng cục bộ gây chèn ép những mô và thần kinh xung quanh dẫn đến đau.
Những bằng chứng cho thấy tác dụng giảm đau của chườm lạnh không mạnh bằng chườm nóng.
Chườm lạnh tác động như thế nào?
Lạnh làm tê liệt chấn thương. Lạnh làm các mạch máu co lại và giảm lưu thông máu, nó sẽ làm giảm ứ dịch ở các khu vực bị tổn thương.
Lạnh có tác dụng hỗ trợ kiểm soát viêm và sưng. Nó có thể giảm đau nhưng không thể điều trị được bệnh lí nguyên nhân.
Khi nào sử dụng chườm lạnh?
Lạnh là giải pháp tốt nhất cho các trường hợp đau cấp do những tổn thương mới của các mô (viêm cấp). Lạnh được sử dụng cho những chấn thương mới, đỏ, viêm hoặc nhạy cảm. Chườm lạnh cũng có thể giảm viêm và đau sau khi luyện tập vì đây cũng là một loại viêm cấp. Tuy nhiên, không giống như nhiệt, bạn nên chườm lạnh sau khi tập luyện. Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm sau tập luyện.
Chườm lạnh đôi khi cũng được sử dụng để giảm đau mạn tính.
Các loại chườm lạnh
Chỉ nên dùng chườm lạnh cục bộ. Bạn không bao giờ nên chườm lạnh quá 20 phút liên tục. Bạn có thể chườm lạnh bằng:
Những mẹo để chườm lạnh
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu pháp giảm đau tự nhiên không dùng thuốc
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?