Tủy sống là một bó dây thần kinh và các tế bào khác, nằm trong ống tủy sống, bao gồm rất nhiều dây thần kinh, kéo dài từ não xuống phía sau lưng và kết thúc ở gần mông. Đốt sống là các xương nằm chồng lên nhau để tạo thành xương sống. Tủy sống chịu trách nhiệm gửi tín hiệu từ não bộ đến tất cả các bộ phận trên cơ thể và cũng gửi tín hiệu từ các bộ phận đến não. Chúng ta có khả năng nhận thức được cảm giác đau và sự chuyển động của các chi là nhờ có các tín hiệu được gửi đi thông qua tủy sống.
Nếu tủy sống bị tổn thương, một hoặc tất cả các xung thần kinh có thể không truyền qua được. Kết quả là chúng ta sẽ mất cảm giác và mất vận động một phần hoặc toàn bộ, tính từ phía dưới vùng bị tổn thương. Tổn thương tủy sống ở gần cỗ sẽ dễ gây ra liệt một vùng rộng trên cơ thể hơn là ở vùng lưng.
Nguyên nhân của chấn thương tủy sống
Chấn thương tủy sống thường là hậu quả của một tai nạn ngoài ý muốn hoặc tổn thương do bạo lực. Những nguyên nhân dưới đây có thể gây ra chấn thương tủy sống:
Triệu chứng của tổn thương cột sống
Các triệu chứng của tổn thương cột sống bao gồm:
Nếu bạn nghĩ rằng bản thân bạn hoặc người nào đó bị tổn thương cột sống, hãy làm theo các hướng dẫn sau:
Khi nạn nhân đến bệnh viện, các bác sỹ sẽ tiến hành các xét nghiệm về thể chất và thần kinh một cách toàn diện để giúp xác định được liệu có chấn thương tủy sống hay không. Chụp CT, chụp X quang cột sống và kiểm tra các tín hiệu thần kinh đến não là các công cụ chẩn đoán mà bác sỹ có thể sẽ sử dụng.
Phòng tránh chấn thương cột sống như thế nào?
Vì chấn thương cột sống thường là ngoài ý muốn, nên việc tốt nhất bạn có thể làm là giảm nguy cơ. Một vài biện pháp giảm nguy cơ có thể kể đến như:
Một số người vẫn sống một cuộc sống tương đối bình thường sau khi bị chấn thương tủy sống. Mặc dù vậy, vẫn có một vài ảnh hưởng nghiêm trọng có thể xảy ra sau chấn thương tủy sống. Đa số trường hợp sẽ cần đến các thiết bị hỗ trợ như gậy chống hoặc xe lăn để di chuyển và thậm chí một vài người sẽ bị liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống.
Bạn có thể sẽ cần giúp đỡ để thực hiện những hoạt động bình thường và học cách tiến hành những việc đó khác với bình thường. Loét và nhiễm trùng đường tiết niệu là những biến chứng thường gặp. Bạn cũng có thể sẽ trải qua điều trị phục hồi chức năng chuyên sâu sau chấn thương tủy sống.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách sơ cứu chấn thương cột sống
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
Khi cơn đau tim xảy ra, phụ nữ không phải lúc nào cũng cảm thấy giống như ở nam giới.
Việc dùng men vi sinh cùng với một liệu trình kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ do kháng sinh gây ra, nhưng nên bổ sung men vi sinh vào thời điểm nào là tốt nhất?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc giúp con mình có một giấc ngủ ngon và thoải mái. Hãy cùng cha mẹ tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp trẻ ngủ ngon.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.