Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các vấn đề về não ở trẻ sinh non

Các bác sỹ cho rằng, một đứa trẻ được coi là sinh non khi sinh ra từ tuần 28 - 37 của thai kỳ. Một số trẻ sinh ra gần mốc 37 tuần có thể sẽ không có bất cứ bất thường nào nhưng, một số trẻ khác, có thể có các triệu chứng và rối loạn có liên quan đến việc sinh non.

Các vấn đề về não ở trẻ sinh non

Tuần này qua tuần khác, bào thai sẽ ngày càng trưởng thành hơn trong tử cung của mẹ. Nếu em bé không có cơ hội để phát triển đầy đủ trong tử cung, thì rất có thể, em bé sẽ gặp phải các vấn đề về não.

Chảy máu não thất

Theo Bệnh viện trẻ em Lucile Packard tại Đại học Stanford, chảy máu não thất (IVH) thường xảy ra nhất với những trẻ sinh non và cân nặng dưới 1.500g. Tình trạng này sẽ xảy ra khi những tĩnh mạch rất nhỏ ở trong não bị vỡ, gây là tình trạng não chứa đầy máu, dẫn đến tổn thương các tế bào thần kinh. Chảy máu não thất thường xảy ra cùng với các rối loạn hô hấp như một hậu quả của việc sinh non.

Triệu chứng của chảy máu não thất bao gồm:

  • Thiếu máu
  • Phồng hoặc sưng vùng thóp mềm
  • Tiếng khóc the thé
  • Nhịp tim chậm
  • Có những đợt ngưng thở
  • Co giật
  • Mút vú yếu khi bú mẹ

Bác sỹ sẽ chẩn đoán chảy máu não thất sau khi xem xét tiền sử bệnh, tiến hành khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh (siêu âm vùng đầu). Việc siêu âm sẽ giúp bác sỹ xác định được mức độ chảy máu bên trong não của trẻ. Bác sỹ sẽ có một thang đo mức độ chảy máu. Mức độ chảy máu trong thang đo càng cao, tổn thương càng nghiêm trọng.

  • Mức 1: Chảy máu xảy ra ở những vùng nhỏ thuộc não thất
  • Mức 2: Chảy máu bên trong não thất
  • Mức 3: Lượng máu chảy rất nhiều, khiến não thất phì đại
  • Mức 4: Chảy máu không chỉ xảy ra với não thất mà còn xảy ra với các mô bên trong não, xung quanh não thất.

Mức 1 và 2 sẽ không quá nghiêm trọng và không có các triệu chứng kéo dài. Tuy nhiên, mức 3 và 4 có thể sẽ để lại các triệu chứng lâu dài cho trẻ. Không may là, chưa có một cách điều trị cụ thể nào cho tình trạng chảy máu não thất. Thay vào đó, bác sỹ sẽ điều trị các triệu chứng của trẻ có liên quan đến tình trạng này. Cũng không có cách nào để dự phòng tình trạng chảy máu não thất xảy ra.

Hoại tử chất trắng quanh não thất

Hoại tử chất trắng quanh não thất (PVL) là một tình trạng liên quan đến não và có liên quan chặt chẽ với tình trạng sinh non. Theo Bệnh viên Nhi khoa Boston, hoại tử chất trắng quanh não thất là biến chứng phổ biến hàng thứ hai ở hệ thần kinh của trẻ sinh non.

Hoại tử chất trắng quanh não thất có thể gây ra các tổn thương cho các dây thần kinh của não chịu trách nhiệm kiểm soát vận động. Triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

  • Co giật hoặc co cứng các cơ
  • Cơ bắp kháng lại các chuyển động
  • Cơ bắp bị thắt chặt lại
  • Yếu cơ

Trẻ sinh ra mắc phải tình trạng này sẽ có nguy cơ chậm phát triển và bại não cao hơn. Hoại tử chất trắng quanh não thất có thể sẽ xảy ra cùng với xuất huyết não thất.

Các bác sỹ không biết chính xác tại sao tình trạng này lại xảy ra. Tuy nhiên, họ hiểu rằng, hoại tử chất trắng quanh não thất sẽ gây tổn thương vùng được gọi là chất trắng trong não. Vùng này đặc biệt nhạy cảm với những tổn thương. Trẻ sinh ra có nguy cơ hoại tử chất trắng trong não cao bao gồm những trẻ sinh ra trong các điều kiện sau:

  • Sinh ra trước 30 tuần
  • Mẹ trẻ bị vỡ màng ối sớm
  • Mẹ trẻ được chẩn đoán bị nhiễm trùng bên trong tử cung

Bác sỹ sẽ chẩn đoán hoại tử chất trắng trong não thông qua bệnh án, khám lâm sàng và thông qua chẩn đoán hình ảnh (siêu âm sọ và chụp cộng hưởng từ MRI).

Mặc dù chưa có biện pháp điều trị hoại tử chất trắng quanh não thất, nhưng bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn đưa trẻ đi trị liệu để hỗ trợ các vấn đề về thể chất và phát triển của trẻ.

Bại não

Trẻ sinh non và có cân nặng sơ sinh thấp sẽ có nguy cơ bị bại não cao hơn. Tình trạng này sẽ gây ra các bất thường về chuyển động, về trương lực cơ và về tư thế ở trẻ. Triệu chứng của bại não có thể sẽ rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng.

Triệu chứng liên quan đến bại não bao gồm:

  • Tư thế bất thường
  • Hạn chế các giới hạn vận động
  • Khó nuốt
  • Cơ bắp bị quá cứng hoặc quá mềm
  • Co giật khi cử dộng
  • Mất cân bằng cơ bắp
  • Run
  • Đi lại không vững

Nguyên nhân chính xác của bệnh bại não hiện vẫn chưa rõ. Nhưng trẻ càng sinh non, nguy cơ bại não sẽ càng cao.

Các xét nghiệm hình ảnh cận lâm sàng có thể sẽ chỉ ra bất thường về não của trẻ. Xét nghiệm bao gồm chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm và chụp CT Scan. Bác sỹ cũng có thể sẽ sử dụng điện não để để kiểm tra hoạt động của dòng điện trong não nếu trẻ thường xuyên có các hoạt động như co giật xảy ra.

Điều trị bại não

  • Dùng thuốc để làm giảm sự co cứng của cơ
  • Vật lý trị liệu
  • Trị liệu nghề nghiệp
  • Trị liệu ngôn ngữ

Trong một số trường hợp, trẻ sẽ cần phẫu thuật chỉnh hình để cải thiện phạm vi chuyển động.

Tràn dịch não

Tràn dịch não là tình trạng có quá nhiều dịch thừa tích tụ trong não, gây ra việc phì đại não thất và tăng áp lực các mô não. Tràn dịch não có thể xảy ra như một biến chứng của chảy máu não thất và có thể xảy ra ở cả những trẻ sinh non hoặc sinh đủ tháng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của tình trạng tràn dịch não hiện vẫn chưa rõ. Triệu chứng tràn dịch não có thể rất đa dạng, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bao gồm:

  • Mắt nhìn xuống dưới
  • Dễ cáu gắt
  • Kích thước đầu lớn hơn bình thường
  • Đầu phát triển rất nhanh
  • Co giật
  • Buồn ngủ
  • Nôn mửa

Tràn dịch não có thể được chẩn đoán thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ, chụp CT hoặc siêu âm. Một số trẻ bị tràn dịch não sẽ phải phẫu thuật não thất.

Có thể dự phòng các vấn đề về não ở trẻ sinh non không?

Không may là, không phải lúc nào cũng có cách dự phòng sinh non. Thường xuyên khám thai trước sinh sẽ giúp các bác sỹ kiểm soát được sức khỏe của cả bạn và bé. Bác sỹ cũng sẽ kiểm soát các tình trạng như tiền sản giật và các tình trạng nhiễm trùng, có thể dẫn đến sinh non.

Các phương pháp khác có thể dự phòng sinh non bao gồm:

  • Tránh hút thuốc, uống rượu, không sử dụng ma túy cũng như chất kích thích
  • Tiêm vắc xin phòng cúm để giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Thư giãn nhiều nhất có thể

Bảo vệ bản thân không bị nhiễm trùng bằng cách:

  • Luôn rửa tay với nước sạch và xà phòng
  • Không ăn thịt hoặc cá sống
  • Duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai

Bạn sẽ cần phải đến gặp các bác sỹ sản khoa để nhận được những tư vấn và sự can thiệp y tế phù hợp nếu bạn đã từng sinh non ở những lần mang thai trước hoặc nếu bạn có các nguy cơ sinh non. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề về phổi ở trẻ sinh non

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm