6 loại thảo mộc tự nhiên giúp giảm đau
Nguyên nhân của rất nhiều tình trạng đau (bao gồm đau do viêm khớp, đau lưng, đau gân) là do tình trạng viêm mãn tính- một đáp ứng miễn dịch tự nhiên với nhiễm trùng hoặc chấn thương. Tình trạng viêm nếu trở thành mãn tính sẽ trở thành yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh, bao gồm ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường…
Mặc dù tác dụng giảm đau không nhanh như các thuốc giảm đau thông thường, các loại thảo mộc này có thể làm giảm đáng kể cơn đau của bạn khi sử dụng thường xuyên (đặc biệt khi kết hợp với tập thể dục hàng ngày, chế độ ăn hợp lý và thực hành các kỹ thuật thư giãn).
Dưới đây là sáu loại thảo mộc thường được sử dụng để giảm đau tự nhiên:
1) Vỏ cây liễu trắng
Chứa salicin, một hợp chất tương tự aspirin, vỏ cây liễu trắng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên điều trị tình trạng viêm và đau. Vỏ cây liễu trắng đã được chứng minh có hiệu quả như thuốc giảm đau ở những người từ bị đau hông và đầu gối mức độ nhẹ đến nặng trong một nghiên cứu năm 2008.
Vỏ cây liễu trắng cũng có thể làm giảm đau lưng, đau khớp, và viêm xương khớp. Tuy nhiên, cũng giống như aspirin, vỏ cây liễu trắng có thể gây đau bụng, ảnh hưởng đến chức năng thận, kéo dài thời gian chảy máu, và tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, trẻ em không nên sử dụng nó.
2) Nhũ hương
Có nguồn gốc từ một loại nhựa được tìm thấy trong vỏ cây trầm hương, nhũ hương đã được chứng minh là có thể ngăn chặn các phản ứng hóa học liên quan đến viêm.
Từ lâu đã nhũ hương đã được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp; thảo mộc cũng có thể có lợi cho những người bị viêm ruột.
3) Cây móng quỷ (Devil's Claw)
Được sử dụng một cách truyền thống để điều trị viêm khớp dạng thấp, cây móng quỷ ở Nam Phi có thể làm dịu đau do viêm xương khớp, viêm dây chằng, và các vấn đề về cổ và cổ. Trong một nghiên cứu năm 2007 với 259 người mắc chứng thấp khớp, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 60% các thành viên nghiên cứu đã giảm hoặc ngừng thuốc giảm đau sau 8 tuần dùng cây móng quỷ. Cây móng quỷ cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người tham gia.
4) Bromelain
Là một enzyme chiết xuất từ thân cây dứa, bromelain làm giảm các lượng prostaglandins - hoóc môn kích thích viêm. Bromelain có thể có lợi cho người bị viêm khớp và những người mắc các bệnh liên quan đến sự căng cứng hệ cơ xương (như hội chứng rối loạn thái dương hàm), cũng như những người bị do chấn thương liên quan viêm. Hơn nữa, bromelain có thể làm lành vết thương ở cơ và các mô liên kết.
5) Củ nghệ
Nghệ có chứa một hợp chất chống oxy hóa được gọi là curcumin. Trong một nghiên cứu trên động vật được công bố năm 2007, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng curcumin có thể chế ngự các protein tiền viêm gọi là cytokines. Hợp chất này cũng có thể giúp làm giảm đau liên quan đến rối loạn tự miễn và viêm dây chằng.
6) Gừng
Ngoài việc làm giảm ngạt mũi liên quan đến cảm lạnh, gừng còn có thể giúp giảm đau. Nghiên cứu chỉ ra rằng gừng có thể làm dịu cơn đau khớp, có thể bằng cách hạ thấp mức prostaglandin của bạn. Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy gừng có thể làm giảm đau và giảm viêm hiệu quả hơn các thuốc chống viêm không steroid (như aspirin).
Kết luận
Luôn nhớ rằng: vẫn còn thiếu các bằng chứng khoa học chứng minh cho khả năng giảm đau của các loại thảo mộc. Tuy vậy, với những người bị đau mãn tính, việc bổ sung thêm các loại thảo mộc cùng với việc thay đổi lối sống (dùng thuốc, hít thở sâu, thực hiện chế độ ăn uống chống viêm và luyện tập thể thao) có thể sẽ đem lại những lợi ích giảm đau nhất định.
Ngoài ra, điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ trước khi điều trị tình trạng đau bằng thảo mộc để tránh phản ứng phụ. Ví dụ, vỏ cây liễu trắng, củ nghệ, và gừng có chứa các hợp chất chống đông máu tự nhiên, vì vậy những người sắp phải trải qua phẫu thuật cần phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng những loại thảo mộc này.
Thông tin thêm trong bài viết: 10 biện pháp giúp giảm đau tự nhiên khi mang bầu
Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.
Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...
Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...
Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.
Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.
Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.