Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về sinh mổ

Bạn đang có thai và không biết nên sinh mổ hay đẻ thường? Hãy đọc bài viết dưới đây để cân nhắc và có được lựa chọn an toàn nhất.

Những điều cần biết về sinh mổ

Trong 40 năm trở lại đây, tỉ lệ mổ lấy thai trên toàn thế giới đã tăng lên từ 1/20 (1 ca mổ đẻ trong số 20 trẻ sinh ra) đến 1/3 (cứ 3 trẻ sinh ra lại có một trẻ sinh mổ). Xu hướng này đang khiến các chuyên gia lo lắng rằng mổ lấy thai đang được thực hiện quá rộng rãi.

Lo ngại về những rủi ro của mổ lấy thai nên Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo: chỉ sử dụng phương pháp mổ lấy thai vì các lí do y tế; nếu mổ lấy thai có kế hoạch, chỉ nên thực hiện từ tuần thứ 39 trở đi. Tuy nhiên một vài cặp vợ chồng vì những lí do cá nhân muốn chọn giờ sinh cho con của họ nên quyết định chọn ngày mổ đẻ. Nếu bạn có ý định sinh mổ vì những lí do cá nhân, hãy cân nhắc đến những rủi ro có thể mang lại. Bạn cũng cần nói chuyện với bác sỹ về những rủi ro này.

Mổ lấy thai là gì?

Mổ lấy thai là thủ thuật lấy em bé ra qua đường rạch ở bụng và tử cung

Hầu hết mổ lấy thai không phải là chủ động mà thường do các vấn đề xảy ra trong quá trình chuyển dạ, bao gồm:

  • Chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ bị đình trệ
  • Mẹ bị huyết áp cao hoặc có các vấn đề khác
  • Có các dấu hiệu của suy thai như nhịp tim thai quá nhanh hoặc quá chậm

Các rủi ro của mổ lấy thai

 
Mặc dù hầu hết các bà mẹ và em bé đều khỏe mạnh sau sinh mổ nhưng đó vẫn là một cuộc phẫu thuật lớn và có nhiều rủi ro hơn so với đẻ thường. Các rủi ro bao gồm:
  • Nhiễm trùng vết mổ hoặc nhiễm trùng tử cung
  • Mất máu nặng
  • Sang chấn cho mẹ và thai nhi
  • Các vấn đề liên quan đến gây mê như nôn, buồn nôn, và đau đầu nặng
  • Các vấn đề về hô hấp đối với trẻ nếu chúng được lấy ra trước dự kiến sinh
  • Thời gian nằm viện kéo dài so với đẻ thường
  • Những nguy cơ cho lần mang thai tiếp theo: những phụ nữ đã mổ đẻ có nguy cơ bị bục vết mổ trong lần chuyển dạ tiếp theo nếu họ đẻ thường; tăng nguy cơ bị rau tiền đạo.

Mổ đẻ do những nguyên nhân y tế

Ở một vài trường hợp, sinh mổ an toàn hơn so với sinh đường âm đạo, cho cả mẹ và em bé, đó là:

  • Mẹ có vấn đề về sức khỏe, ví dụ như bệnh tim mạch.
  • Ngôi thai bất thường (ngôi mông, ngôi ngang…)
  • Mẹ có sẹo mổ cũ ở tử cung (làm tăng nguy cơ vỡ tử cung khi chuyển dạ đường dưới)
  • Mẹ bị nhiễm trùng, ví dụ như Herpes sinh dục có thể lây sang con nếu đẻ đường âm đạo
  • Đa thai (sinh đôi, sinh ba…)
  • Thai to (trên 4.000g)

Mổ đẻ vì những lí do cá nhân

Một vài phụ nữ mổ lấy thai vì những lí do cá nhân, phổ biến như:

  • Họ lo lắng sẽ không chịu được đau đớn khi đẻ thường
  • Họ lo ngại rằng đẻ thường sẽ gây ra các vấn đề về sàn chậu như tiểu tiện không tự chủ
  • Chồng họ sẽ phải đi vào một ngày đã định trước (ví dụ như nhập ngũ) nên họ muốn con mình chào đời sớm hơn
  • Họ muốn sinh con vào sự kiện quan trọng của gia đình
  • Họ cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng khi mọi người chứng kiến mình sinh nở

Hãy nói chuyện với bác sỹ về những lo lắng của bạn

Điều quan trọng là hãy cởi mở và thành thật với bác sỹ về những lo lắng cũng như những mong muốn của bạn.

Ở một vài trường hợp, bác sĩ có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi sinh đường âm đạo. Ví dụ như bác sỹ có thể thảo luận với bạn về những cách giảm đau trong khi đẻ, hoặc giải thích về vấn đề của sàn chậu sẽ xảy ra như thế nào cũng như cách để phòng ngừa nó. Những thảo luận này rất có thể sẽ thay đổi quan điểm của bạn về sinh mổ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cho con bú sau khi mổ đẻ
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm