Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểu lầm thường gặp về sinh mổ

Mặc dù tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam cũng như của nhiều nước khác đang có xu hướng tăng lên, nhưng vẫn có rất nhiều điều hiểu lầm về việc sinh mổ. Dưới đây là những gì bạn cần biết trước và sau khi trải qua quá trình sinh mổ.

Hiểu lầm: Nếu bạn sinh mổ, bạn sẽ không thể có tiếp xúc da kề da với em bé

Sau khi sinh mổ, một số phần nhất định của cơ thể bạn có thể sẽ nhạy cảm hơn với việc đụng chạm, nhưng, không có lý do gì khiến bạn và em bé không thể tiếp xúc da kề da cả. Đôi khi, vấn đề chỉ là tìm ra một tư thế, vị trí thoải mái cho cả bạn và em bé mà thôi. Vùng có sẹo mổ có thể sẽ hơi căng tức nhưng cũng có rất nhiều vùng da khác mà bạn và em bé có thể tiếp xúc được với nhau.

Hiểu lầm: Việc cho con bú sau khi sinh mổ là rất khó

Cho con bú sữa mẹ từ vú hay bú qua bình hoàn toàn là quyết định của cá nhân bạn. Nhưng nếu bạn muốn cho con bú, thì việc sinh mổ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cho con bú của bạn. Cho con bú sau khi sinh mổ không quá khó, nhưng bạn sẽ cần phải kiên nhẫn hơn một chút. Có một sự thật là, các bà mẹ sinh mổ sẽ phải đợi lâu hơn một chút mới có thể cho con bú, so với những bà mẹ sinh thường.

Nhưng tin tốt là tỷ lệ cho con bú giữa nhóm bà mẹ sinh mổ và sinh thường là không có sự khác biệt trong khoảng thời gian từ 3-24 tháng sau sinh, theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ. Tuy vậy, sau khi sinh mổ, bạn có thể vẫn còn cảm thấy đau, nên bạn hãy thử nhiều cách khác nhau để bế, ôm em bé của mình. Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên thử kiểu ôm bón thay vì kiểu ôm ru ngang em bé ở phía trên bụng. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn khi cho em bé bú ở tư thế này, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sỹ, điều dưỡng chăm sóc để có một vài mẹo nhỏ giúp quá trình cho con bú của bạn dễ dàng hơn.

Hiểu lầm: Nếu bạn vừa sinh mổ, bạn sẽ không thể sinh thường trong lần sinh tiếp theo

Sinh mổ lần trước sẽ không làm bạn không thể sinh thường trong lần tiếp theo. Nếu bạn muốn sinh thường sau khi đã từng sinh mổ, bạn có thể sẽ phải trải qua quá trình thử chuyển dạ sau khi sinh mổ (TOLAC hay còn có tên tiếng anh là labor after cesarean). Quá trình thử nghiệm này sẽ xác định được liệu bạn sinh thường sau khi sinh mổ có an toàn hay không. Nhưng thông thường, kết quả là tương đối khả quan với đa số phụ nữ. Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, khoảng 60-80% phụ nữ sau khi trải qua quá trình thử chuyển dạ sau khi sinh mổ có thể sinh thường một cách thành công. Nhìn chung, việc sinh mổ ở lần trước sẽ chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ đến việc sinh thường trong tương lai.

Hiểu lầm: Sinh mổ chủ động ít rủi ro hơn sinh thường

Có rất nhiều lý do tại sao một phụ nữ phải sinh mổ thay vì sinh thường, đặc biệt là trong những trường hợp mang thai nguy cơ cao. Những lý do phổ biến nhất đó là mang đa thai, biến chứng xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh và nhiễm trùng.

Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên rằng, phụ nữ nên sinh thường, nếu được. Bởi sinh mổ, dù là sinh mổ chủ động cũng nên rất cẩn trọng. Việc bạn quyết định được chính xác khi nào em bé sẽ chào đời là một việc rất tuyệt, tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, sinh mổ vẫn là một quy trình phẫu thuật, và sẽ có những nguy cơ nhất định, cũng như bất chứ một quy trình phẫu thuật xâm lấn nào khác. Mặc dù sinh mổ thường an toàn, nhưng, cũng như bất cứ loại phẫu thuật nào, cũng đều sẽ có nguy cơ mất máu, nhiễm trùng hoặc tổn thương các cơ quan xung quanh, ví dụ như tổnt hương bàng quang hoặc ruột non.

Hiểu lầm: Thời gian hồi phục sau sinh thường và sinh mổ là như nhau

Bạn nên tập đi lại nhẹ nhàng một chút sau khi sinh, cho dù là bạn sinh bằng phương pháp nào, nhưng việc sinh mổ sẽ khiến bạn cần phải được nghỉ ngơi nhiều hơn. Những phụ nữ sinh mổ thường chỉ được về nhà sau 3-5 ngày ở lại trong viện sau khi sinh, với quá trình hồi phục diễn ra trong khoảng 4 tuần. Phụ nữ sinh thường, ngược lại, có thể rời bệnh viện sau 1-2 ngày sau khi sinh và chỉ cần 1-2 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Và cho dù sinh bằng phương pháp nào, bạn cũng cần tránh các hoạt động thể lực nặng, tránh nâng vật nặng và kiêng quan hệ tình dục một thời gian. Quá trình hổi phục là một quá trình cần đến rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bạn bè và gia đình. Bạn vừa trải qua một cột mốc quan trọng của cuộc đời, do vậy, đừng ngần ngại khi yêu cầu sự giúp đỡ của người thân.

Hiểu lầm: Bạn chỉ có thể trải qua một số lượng cuộc mổ đẻ nhất định

Không có một định nghĩa nào về số lượng cuộc mổ đẻ bạn có thể trải qua. Bạn có thể trải qua nhiều cuộc mổ đẻ trong suốt cả đời hoặc bạn có thể chỉ có một cuộc mổ đẻ trong cả đời, điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào mỗi lần mang thai của bạn. Tuy nhiên, mỗi lần mổ đẻ sẽ đi kèm với những nguy cơ khác nhau. Mayo Clinic chỉ ra rằng, bạn có thể có sẹo tử cung, tổn thương bàng quang và tổn thương ruột, chảy máu và những biến chứng về nhau thai đi kèm với quá trình sinh mổ.

Hiểu lầm: Bạn sẽ không cảm thấy bất cứ điều gì trong suốt quá trình sinh mổ

Với việc được gây mê, thường thì bạn sẽ không cảm nhận được cảm giác đau nhưng bạn đôi khi vẫn có thể cảm nhận được việc tăng áp lực hoặc bị giật một chút trong quá trình sinh mổ. Buồn nôn và nôn mửa trước hoặc sau khi sinh mổ cũng là một hiện tượng tương đối phổ biến. Một báo cáo tổng hợp từ nhóm Cochrane nghiên cứu về mang thai và trẻ em  giải thích rằng, những triệu chứng này có thể là hậu quả của việc hạ huyết áp của phụ nữ hoặc của việc dùng thuốc gây mê trong quá trình sinh mổ.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's digest
Bình luận
Tin mới
  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

  • 06/09/2024

    Nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp

    Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên và bảo vệ tim mạch.

Xem thêm