Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những biện pháp tự nhiên giảm đau bụng cho bé

Cha mẹ nào cũng thấy lo lắng khi bé bị đau bụng, nhưng bạn có biết đau bụng là triệu chứng cực kỳ phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ từ 4-8 tuổi.

Những biện pháp tự nhiên giảm đau bụng cho bé

Những lý do phổ biến nhất có thể kể đến là do ăn uống, căng thẳng và tình trạng đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển. Đôi khi cơn đau có thể không phải là do một yếu tố nào đó bên trong dạ dày mà là do tác động từ bên ngoài.

Hãy thử áp dụng những biện pháp tự nhiên giảm đau bụng cho bé đơn giản sau đây để giúp làm dịu cơn đau cho bé yêu nhà bạn nhé.

Trà hoa cúc

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên cho trẻ uống một cốc trà hoa cúc mỗi khi đau bụng. Trà hoa cúc là một liệu pháp tự nhiên cực kỳ hiệu quả đối với tình trạng đau dạ dày đơn thuần bởi nó có chứa những hoạt chất chống viêm và an thần giúp làm giảm khó chịu ở vùng bụng. Hoa cúc còn giúp thư giãn các cơ của đường tiêu hóa trên, giảm hiện tượng co thắt cơ giúp thức ăn dễ di chuyển qua dạ dày và ruột non.

Nước gừng

Nước gừng là loại đồ uống rất tốt mỗi khi bị đau bụng. Thành phần chính của gừng là gingerol – một chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm sự hình thành của các gốc tự do gây tổn thương các tế bào của cơ thể. Nó cũng đồng thời giảm buồn nôn và khó chịu tại bụng. Ngoài ra, đặc tính kháng viêm của gừng còn hỗ trợ trung hòa acid dịch vị.

Bạc hà

Trà bạc hà là một thức uống thanh mát và có khả năng làm dịu cơn đau bụng một cách hiệu quả. Theo một nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Maryland, bạc hà có khả năng kích thích tăng tiết dịch mật là một thành phần tham gia vào quá trình tiêu hóa. Nếu trẻ không muốn uống trà thì cho trẻ ngậm kẹo bạc hà cũng hoàn toàn phù hợp.

Chườm nóng

Đặt một bình nước nóng hay túi chườm nhiệt lên bụng trẻ khi trẻ ngồi hay nằm có thể giúp làm dịu cơn đau. Lý do là nhiệt có thể làm tăng lưu lượng máu chảy tới bề mặt da, do đó làm giảm khả năng nhận cảm với cơn đau ở sâu bên trong bụng.

Chà xát và bấm huyệt bàn chân

Bàn chân và bàn tay có tới vài ngàn dây thần kinh, sử dụng một kỹ thuật đặc biệt nào đó để tác động tới các bộ phận này sẽ gây ra tác động lên toàn cơ thể. Vùng bụng có kết nối với phần vòm trung tâm của chân trái. Do vậy, bạn có thể sử dụng kỹ thuật bấm huyệt, giữ bàn chân trái của trẻ bằng tay phải của bạn và tay trái dưới dưới ức bàn chân, tác động một lực vừa phải và ổn định bằng ngón tay trái của bạn.

Di chuyển tay lên phía trên một chút và lặp lại động tác trên dọc theo bàn chân. Đổi tay và lặp lại từ phải sang trái bằng ngón cái tay phải và tiếp tục cho tới khi tác động tói vị trí trung tâm của vòm bàn chân.

Cho trẻ ăn nhạt

Nếu trẻ vẫn có cảm giác muốn ăn ngay cả khi bị đau bụng, bạn có thể cho trẻ ăn từng chút một những đồ ăn nhạt như bánh mỳ, mỳ ống, cháo yến mạch, sữa chua, cơm và sốt táo. Tránh sử dụng nước sốt, nước chấm và các loại gia vị. Theo tiến sỹ Strosaker, đồ ăn nhạt sẽ ít gây kích ứng dạ dày hơn và dễ tiêu hóa hơn so với đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, chúng sẽ ít gây cảm giác buồn nôn hơn và giúp hệ tiêu hóa dễ trở lại bình thường.

Sữa chua

Sữa chua khá hiệu quả đối với những cơn đau bụng đơn thuần và là thực phẩm giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Bình thường, những lợi khuẩn đường ruột sẽ tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi bạn bị nhiễm virus đường tiêu hóa hay tiêu chảy, những vi khuẩn có lợi này có thể bị tiêu diệt và kéo dài các triệu chứng. Ăn sữa chua có bổ sung lợi khuẩn sẽ cung cấp vi khuẩn tốt cho đường ruột và bình thường hóa hoạt động của hệ tiêu hóa, nhất là đối với những trẻ bị tiêu chảy kéo dài.

Tuân theo chế độ ăn CRAP

Nếu con bạn bị đau bụng do chứng táo bón, các chuyên gia đưa ra một lời khuyên về chế độ dinh dưỡng để giúp hỗ trợ cho trẻ đó là chế độ ăn CRAP. Đây là tên viết tắt của những thực phẩm có thể giúp đẩy lùi chứng táo bón bao gồm: anh đào (cherries), nho khô (raisins), mơ (apricots) và mận khô (prunes). Nếu con bạn đang ở độ tuổi đi học và chỉ nạp vào cơ thể đươi 5 khẩu phần hoa quả/ngày, hãy cho trẻ ăn một khẩu phần tương đương với nửa chén của bất kỳ loại hoa quả nào nêu trên khoảng 3-5 lần/ngày. Đối với trẻ em dưới 4 tuổi thì việc xay nhuyễn những loại quả trên là cần thiết để giảm nguy cơ hóc.

Khuyến khích các hoạt động ngoài trời

Nếu trẻ bị đau bụng do táo bón thì đây là thời điểm trẻ cần phải tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời hơn nữa. Hoạt động thể chất có thể kích thích sự vận động của hệ tiêu hóa trong khi việc nằm nghỉ trên giường chỉ làm nặng thêm chứng táo bón. Các hoạt động có thể áp dụng cho trẻ bao gồm đi bộ, chạy cường độ trung bình… nên tránh những hoạt động có thể làm “đảo lộn” hệ tiêu hóa như leo trèo, nhào lộn.

Khi nào cần tới bác sỹ

Các liệu pháp điều trị tại nhà có thể mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài không chấm dứt thì bạn nên đưa trẻ đi khám ngay. Theo tiến sỹ Lonzer, đau xung quanh rốn thường ít được để tâm nhất. Mất cảm giác ngon miệng là vấn đề nghiêm trọng hơn và nên được lưu tâm sau vài ngày. Chứng táo bón nên được điều trị bằng thuốc nếu sự thay đổi chế độ ăn không giúp cải thiện nhiều. Nói chung, nếu trẻ có nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu hay trông lúc nào cũng mệt mỏi, kiệt sức thì tốt nhất là nên đưa trẻ tới bác sỹ ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 18 lý do khiến bạn bị đau bụng

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Parents
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm