Xét nghiệm máu là một trong số những công cụ chẩn đoán cơ bản nhất của các bác sỹ. Trước đây, các bác sỹ thường chỉ đưa ra chẩn đoán bằng việc thăm khám, quan sát và hỏi bệnh. Ngày nay, có rất nhiều loại lựa chọn xét nghiệm khác nhau giúp bác sỹ có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác và dễ dàng hơn. Xét nghiệm máu là một trong số những xét nghiệm cơ bản nhất.
Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sỹ biết được chính xác các dấu hiệu bệnh tật có mặt trong máu, hàm lượng chất dinh dưỡng và chất thải có trong máu cũng như chức năng các cơ quan khác (gan, thận) trong cơ thể. Dưới đây là một vài thông số cơ bản nhất thường được đo lường trong xét nghiệm máu.
Các đơn vị đo lường thường dùng trong xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thường sử dụng hệ thống đo lường và viết tắt như sau:
Các xét nghiệm chuyển hóa cơ bản (metabolic panel)
ALT (alanine aminotransferase)
Mức bình thường: 8-37 IU/L
Xét nghiệm này sẽ xem xét hàm lượng enzym ALT trong gan. Khi gan của bạn hoạt động bìnht hường, kết quả xét nghiệm ALT của bạn phải ở trong ngưỡng bình thường. Kết quả ALT cao hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị tổn thương gan.
Albumin
Mức bình thường: 3.9-5.0g/dL
Albumin là một loại protein được sản xuất từ gan. Chỉ số albumin có thể là một chỉ số cho thấy các vấn đề tại gan hoặc thận.
Tỷ lệ A/G (albumin/globulin) hoặc xét nghiệm protein toàn phần
Mức bình thường: hơn 1 một chút
Có 2 loại protein trong máu của bạn là albumin (như đã nói ở trên) và globulin. Tỷ lệ A/G sẽ so sánh mức độ của 2 loại protein này với nhau. Tăng lượng protein có thể cho thấy bạn đang mắc phải một vấn đề sức khỏe và cần được chú ý hơn.
Alkaline Phosphatase
Mức bình thường: 44-147 IU/L
Loại enzyme này có trong cả xương và gan, do vậy, nếu mức enzyme này tăng cao thì điều đó có nghĩa là gan của bạn gặp vấn đề hoặc bạn mắc bệnh liên quan đến xương khớp.
AST (aspartate aminostransferase)
Mức bình thường: 10-34 IU/L
Loại enzyme này được tìm thấy trong các mô tại tim và tại gan, do vậy, tăng AST có thể gợi ý vấn đề xảy ra với một trong hai cơ quan này, thậm chí là cả hai.
Bilirubin
Mức bình thường: 0.1 – 1.9mg/dL
Thông tin về bilirubin sẽ cho biết chức năng gan và thận của bạn như thế nào, cũng như cho biết các vấn đề về ống dẫn mật và thiếu máu.
BUN (nitơ urê trong máu – blood urea nitrogen)
Mức bình thường: 10-20 mg/dL
Đây là một chỉ số khác đo lường chức năng gan và thận. Chỉ số BUN cao có thể cho thấy chức năng thận của bạn có vấn đề. Dùng nhiều thuốc và có chế độ ăn giàu protein cũng có thể làm tăng lượng nitơ urê trong máu.
Tỷ lệ BUN/creanitine
Mức bình thường: 10:1 cho đến 20:1 (nam giới và người cao tuổi có thể sẽ nhỉnh hơn một chút)
Xét nghiệm này sẽ cho biết chức năng loại bỏ các chất cặn bã của thận. Creanitin là một sản phẩm phụ của quá trình co thắt cơ và sẽ được đào thải qua thận. Lượng creanitin cao cho thấy chức năng thận của bạn đang bị suy giảm.
Canxi
Mức bình thường: 9.0 – 10.5 mg/dL (người cao tuổi có thể sẽ thấp hơn một chút)
Quá nhiều canxi trong máu có thể cho thấy các vấn đề tại thận, tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp tăng hoạt (cường giáp, cường cận giáp), là dấu hiệu của một số loại ung thư, bao gồm u lympho, các vấn đề với tụy, hoặc thiếu vitamin D.
Cloride
Mức bình thường: 98 – 106 mEq/L
Cloride là một trong số các chỉ số đo lường trong xét nghiệm điện giải. Chế độ ăn nhiều muối và/hoặc sử dụng một số loại thuốc thường sẽ làm cho lượng chloride trong máu tăng cao. Thừa chloride có thể cho thấy môi trường trong cơ thể đang bị quá axit. Thừa cloride cũng là dấu hiệu cảnh báo, cho thấy cơ thể đang bị mất nước, rối loạn chức năng thận, rối loạn chức năng tuyến thượng thận và đa u tủy.
Creatinine
Mức bình thường: 0.5-1.1mg/dL với nữ giới và 0.6-1.2mg/dL với nam giới (người cao tuổi có thể sẽ thấp hơn một chút)
Thận sẽ đào thải ra creanitin như một sản phẩm thừa, do vậy, tăng creanitin có thể cho thấy chức năng thận đang có vấn đề.
Đường máu lúc đói hoặc glucose khi đói
Mức bình thường: 79-99mg/dL cho đa số người trưởng thành (người cao tuổi thường sẽ có kết quả cao hơn, kể cả khi họ hoàn toàn khỏe mạnh)
Lượng đường máu có thể phản ánh được thực phẩm và đồ uống bạn vừa mới tiêu thụ gần đây, mức độ căng thẳng trong thời gian gần đây, các thuốc bạn đang sử dụng và thời gian trong ngày. Xét nghiệm đường máu lúc đói thường được tiến hành sau khoảng 6 tiếng bạn không ăn uống gì khác ngoài nước lọc.
Phosphor
Mức bình thường: 2.4-4.1 mg/dL
Phosphor đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và có liên quan đến hàm lượng canxi trong cơ thể. Quá nhiều phosphor có thể cho thấy vấn đề với thận hoặc tuyến cận giáp. Lạm dụng rượu bia, sử dụng các thuốc kháng axit trong thời gian dài, sử dụng quá nhiều thuốc lợi tiểu hoặc vitamin D, suy dinh dưỡng cũng có thể làm tăng lượng phosphor.
Kali
Mức bình thường: 3.7 – 5.2 mEq/L
Đây là chất khoáng rất cần thiết trong việc truyền dẫn các xung thần kinh, duy trì chức năng cơ bắp và điều hòa nhịp tim. Các thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp có thể làm giảm lượng kali trong máu của bạn.
Natri
Mức bình thường: 135- 145 mEq/L
Natri là một chỉ số khác của xét nghiệm điện giải. Natri giúp cơ thể duy trì sự cân bằng của nước, giúp hỗ trợ các xung thần kinh và co thắt cơ bắp. Lượng natri bất thường có thể cho thấy tình trạng cơ thể đang bị mất nước, rối loạn tuyến thượng thận, chế độ ăn quá nhiều muối, sử dụng thuốc có chứa corticosteroid hoặc thuốc giảm đau, các vấn đề với gan hoặc thận.
Xét nghiệm mỡ máu (lipid panel)
Xét nghiệm mỡ máu là việc đo lượng một loại các loại cholesterol và triglyceride (chất béo) khác nhau trong máu
Cholesterol toàn phần
Khỏe mạnh: dưới 200mg/dL (dưới 5.18 mmol/L)
Hơi cao: 200-239 mg/dL (5.2-6.2mmol/L)
Cao: trên 240mg/dL (trên 6.2mmol/L)
Xét nghiệm cholesterol toàn phần sẽ đo lường đồng thời cả LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt) trong máu. Loại xét nghiệm này được tiến hành nhằm mục đích theo dõi hoặc để so sánh (ví dụ, để xem xem việc dùng thuốc hạ mỡ máu và thực hiện chế độ ăn có tác dụng làm giảm mỡ máu hiệu quả hay không)
Triglyceride
Mức bình thường: 40-160 mg/dL
Đây là loại chất béo có trong máu và có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến các bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
HDL (cholesterol tốt)
Tốt nhất: trên 60mg/dL
Tốt: 50-60mg/dL
Kém: dưới 40mg/dL với nam giới và dưới 50mg/dL với nữ giới
Cholesterol tỷ trọng cao, hay còn gọi là HDL (cholesterol tốt) có tác dụng bảo vệ khỏi các bệnh tim mạch. Chỉ số HDL thấp có thể là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
LDL (cholesterol xấu)
Tốt nhất: dưới 100mg/dL
Tương đối tốt: 100-129mg/dL
Hơi cao: 130-159mg/dL
Cao: 160-189mg/dL
Rất cao: trên 189mg/dL
Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL) còn được gọi là cholesterol xấu. Đây chính là loại cholesterol gây tắc các động mạch và có liên quan tới các bệnh tim mạch.
Tỷ lệ cholesterol toàn phần/HDL
Tốt nhất: trong khoảng từ 3.5 đến 1
Tốt: trong khoảng từ 5 đến 1 hoặc thấp hơn
Tỷ lệ này là một cách khác để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn. Chỉ số này được tính bằng cách chia lượng cholesterol toàn phần cho lượng HDL. Bác sỹ sẽ giúp bạn biết được tỷ lệ này trong máu của bạn là bao nhiêu
Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu sẽ xác định được các thành phần về mặt tế bào có mặt trong máu, bao gồm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Dưới đây là một số thành phần phổ biến thường được đo lường. Nếu bác sỹ nói rằng bạn không có vấn đề gì nhưng bạn thấy rằng kết quả xét nghiệm của mình hơi bất thường thì cũng đừng quá lo lắng. Xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm khác nhau có thể cho ra các kết quả hơi khác nhau một chút. Do vậy, không nên quá lo lắng về các con số này.
Số lượng bạch cầu
Bình thường: 4300 – 10800 tế bào/milimet khối máu
Tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, do vậy, tăng tế bào bạch cầu có thể sẽ giúp nhận ra tình trạng nhiễm trùng dễ dàng hơn. Tăng tế bào bạch cầu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu (leukemia). Ngược lại, giảm bạch cầu có thể là do dùng một số loại thuốc hoặc các rối loạn về sức khỏe.
Tỷ lệ các loại bạch cầu khác nhau
Bạch cầu trung tính: 40-60% tổng số lượng bạch cầu
Bạch cầu lympho: 20-40%
Bạch cầu đơn nhân: 2-8%
Bạch cầu ái toan: 1-4%
Bạch cầu ái kiềm: 0.5-1%
Loại xét nghiệm này sẽ đo lường số lượng, hình dáng và kích thước của các loại bạch cầu ở trên. Xét nghiệm tỷ lệ các loại bạch cầu bất thường có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, viêm, rối loạn tự miễn, thiếu máu hoặc các vấn đề khác về sức khỏe.
Số lượng hồng cầu
Mức bình thường: 4.2 – 5.9 triệu tế bào/milimet khối máu
Chúng ta có hàng triệu tế bào hồng cầu trong cơ thể, và loại xét nghiệm này sẽ giúp đo lường số lượng hồng cầu có trong một lượng máu nhất định. Xét nghiện mày sẽ giúp xác định được tổng số lượng tế bào hồng cầu và cho phép có một cái nhìn chung nhất về sức khỏe, nhưng sẽ không chỉ ra một vấn đề sức khỏe cụ thể nào cả. Nếu số lượng hồng cầu của bạn ở ngưỡng bất thường, bán ẽ phải tiến hành làm thêm các xét nghiệm khác
Hematocrit
Mức bình thường: 45-52% với nam và 37%-48% với nữ
Đây là một loại xét nghiệm rất hữu ích dùng để chẩn đoán thiếu máu. Xét nghiệm này sẽ cho biết có bao nhiêu phần trăm máu trong cơ thể là các tế bào hồng cầu.
Hemoglobin (Hb)
Mức bình thường: 13-18g/dL với nam và 12-16g/dL với nữ
Tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin – là chất khiến máu có màu đỏ. Quan trọng hơn, hemoglobin sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến khắp các cơ quan của cơ thể và vận chuyển CO2 từ các cơ quan ngược trở lại phổi. Mức hemoglobin bình thường sẽ khác biệt theo giới. Hemoglobin thấp cho thấy có thể bạn đang bị thiếu máu
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)
Mức bình thường: 80-100 femtolit
Xét nghiệm này sẽ đo lường thể tích trung bình của các tế bào hồng cầu, nói cách khác chính là lượng không giant rung bình mà mỗi hồng cầu chiếm chỗ. Chỉ số MCV bất thường có thể cho thấy bạn bị thiếu máu và/hoặc mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Lượng hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH)
Mức bình thường: 27-32 picogam
Loại xét nghiệm này sẽ đo lường lượng hemoglobin trung bình có trong một tế bào hồng cầu là bao nhiêu. MCH quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, MCH quá thấp có thể cho thấy tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Số lượng tiểu cầu
Mức bình thường: 150.000-400.000 mL
Tiểu cầu là tế bào có kích thước nhỏ, tham gia vào quá trình đông máu. Quá nhiều hoặc quá ít tiểu cầu đều ảnh hưởng đến quá trình đông máu theo nhiều cách khác nhau. Số lượng tiểu cầu bất thường có thể cho thấy rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
Còn rất nhiều chỉ số khác nữa, nhưng trên đây là một vài chỉ số cơ bản nhất. Để có được kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất, bạn nên tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sỹ trước khi xét nghiệm. Ví dụ, có thể bạn sẽ được yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước khi làm xét nghiệm từ vài tiếng đến tối đa là 12 tiếng. Nếu không tuân thủ những chú ý này, có thể kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác và bạn có thể sẽ phải làm lại xét nghiệm máu. Nếu bạn không hiểu bất cứ chỉ số nào, đừng ngần ngại mà hãy hỏi các bác sỹ. Biết được các chỉ số cơ bản của bạn thân mình là một điều vô cùng cần thiết để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh