Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu sớm phát hiện tuần hoàn máu kém

Bình thường, máu lưu thông trong cơ thể giúp các cơ quan hoạt động, vận chuyển chất dinh dưỡng và hormon, điều hòa thân nhiệt.

Bình thường, máu lưu thông trong cơ thể giúp các cơ quan hoạt động, vận chuyển chất dinh dưỡng và hormon, điều hòa thân nhiệt. Nhưng vì một số lý do như sự hình thành các mảng bám trong mạch máu và các yếu tố khác đã làm chậm tuần hoàn máu vì vậy hạn chế vận chuyển máu tới tim, cánh tay, chân và các khu vực quan trọng khác của cơ thể.

Một số thói quen sống như hút thuốc, lười vận động, ngồi lâu, thói quen ăn uống không lành mạnh và bệnh tật có thể khiến nhiều người nhạy cảm với vấn đề này. Mang thai và tăng cân cũng gây ra tình trạng tuần hoàn máu kém.

Tuần hoàn máu kém có thể không có biểu hiện rõ ràng vì vậy gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Bạn có thể nhận biết tình trạng tuần hoàn máu kém qua các dấu hiệu dưới đây.

Tay chân lạnh

 

Tuần hoàn máu tốt giúp duy trì thân nhiệt bình thường trong khi tuần hoàn máu kém khiến thân nhiệt bị giảm. Kết quả là bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, lạnh tay và chân.

Phù bàn tay, bàn chân

Tuần hoàn máu kém có thể ảnh hưởng tới thận, gây nên tình trạng sưng bàn tay, bàn chân hay còn gọi là phù. Chất dịch được tích lũy trong bàn tay, bàn chân gây phù và khó chịu.

Kiệt sức

Tuần hoàn máu kém làm cho lượng oxy và dưỡng chất được chuyển tới các cơ ít hơn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Tuần hoàn máu kém cũng gây khó thở, đau nhức cơ bắp và khó khăn trong duy trì các hoạt động hàng ngày.

Rối loạn cương dương

Do tuần hoàn máu kém, lượng máu lưu thông tới cơ quan sinh sản không đủ gây nên tình trạng rối loạn cương dương, khiến cho các quý ông khó “hoàn thành nhiệm vụ”.

Rối loạn tiêu hóa

Tuần hoàn máu kém cũng có thể khiến máu ít được bơm tới các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả đường tiêu hóa, kết quả là tiêu hóa chậm và táo bón.

Chức năng não kém

Lưu thông máu tốt thì não mới hoạt động tốt. Tuần hoàn máu kém khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ.

Hệ miễn dịch kém

Khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài (gây nhiễm trùng) của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi tuần hoàn máu kém vì các kháng thể cũng sẽ hoạt động chậm chạp. Kết quả là bạn dễ bị bệnh. Các chấn thương và vết thương sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.

Mất cảm giác thèm ăn

Tuần hoàn máu tới gan kém sẽ chặn các tín hiệu đói truyền lên não. Điều này khiến bạn ăn ít vì không có cảm giác thèm ăn, vì vậy cân nặng cũng sẽ giảm.

Da đổi màu

Vì oxy không cung cấp được tới mô và các cơ quan trong cơ thể do tuần hoàn máu giảm, màu sắc của da cũng thay đổi và trở nên xanh tái. Ngón tay và ngón chân cũng trở nên nhợt nhạt.

Móng yếu và rụng tóc

Do lưu thông máu giảm, một số cơ quan như tóc, da và móng sẽ không nhận đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu vì vậy tóc bị rụng, khô, da khô, móng yếu.

Suy tĩnh mạch

Tuần hoàn máu kém làm tăng áp lực trong tĩnh mạch gây nên tình trạng sưng, xoắn dưới da đặc biệt là gần mắt cá chân hoặc bàn chân Suy tĩnh mạch cũng có thể xảy ra khi chúng ta ngồi nhiều giờ. Tình trạng này có thể gây ngứa và đau.

Loét chân

Tuần hoàn máu kém gây loét, ban đỏ trên da chân. Cũng có thể có các đám đỏ khô với kích cỡ khác nhau ăn sâu vào da.

BS Tuyết Mai - Theo Sức khỏe & Đđời sống/ Boldsky/Univadis
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm