Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai

Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của người phụ nữ. Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt nhất để khi sinh con của chúng ta được khỏe mạnh.

Việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày sao cho vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và cho con, vừa tốt cho sức khỏe là tất yếu và đáng được lưu tâm.

Sau đây là những loại rau củ có tác dụng bổ máu cho phụ nữ thời kỳ mang thai:

1. Cà rốt

Cà rốt - tên khoa học là Daucus carota Sativus - là một loại cây ăn củ, thường có màu cam. Cà rốt có nguồn gốc từ châu Âu và phía Tây nam châu Á.

Tất cả các loại rau quả nói chung đều là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, nhưng mỗi màu rau củ lại có ưu điểm dinh dưỡng riêng của mình. Cà rốt cũng giống như các loại rau màu cam (bí ngô) thường chứa lượng rất cao beta-carotene, một tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A. Có rất nhiều lợi ích của cà rốt đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt nhất là đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A giúp cho việc phát triển thị giác của thai nhi và người mẹ.

 

Ngoài việc rất giàu vitamin A và có lợi cho sức khoẻ của mắt, cà rốt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé như Vitamin C - một loại vi chất có lợi cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sản xuất collagen, duy trì sức khỏe và sự phát triển của xương và răng ở phụ nữ mang thai và thai nhi.

Ngoài ra, vitamin C luôn cần thiết để giúp cho sự hấp thu sắt trong cơ thể. Vitamin C cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh vitamin C, cà rốt còn chứa hàm lượng Kali rất có lợi cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa chuột rút, duy trì nhịp tim bình thường và tăng lưu lượng máu đến não, giữ cho hệ thống của mạng lưới thần kinh và duy trì mức cholesterol ở mức bình thường.

 

 

2. Cải xoăn

Cải xoăn là một loại rau lá xanh có nguồn gốc ở hầu hết châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và được trồng rộng rãi như một loại rau ăn lá. Phần đặc biệt của loại cây này là sự phong phú về chất xơ, vitamin và canxi. Giá trị dinh dưỡng của cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

 

 

3. Bắp cải

Bắp cải có 2 loại xanh hoặc tím, được trồng như một loại rau ăn quanh năm. Bắp cải là một loại rau nhiều lớp và phát triển tốt ở thời tiết mát mẻ. Đối với phụ nữ mang thai, bắp cải có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, một vi chất giúp giảm nguy cơ sinh non. Họ cũng cần lượng canxi đáng kể phục vụ cho phát triển xương và răng. Hai vi chất này có nhiều trong bắp cải, vì vậy ăn bắp cải mỗi ngày là bạn và thai nhi được bổ sung đầy đủ cho việc phát triển khỏe mạnh.

4. Cà tím

Cà tím là một thực phẩm có lượng calo rất thấp và được ghi nhận trong danh sách dinh dưỡng lành mạnh. Cà tím thuộc họ Solanaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ và bây giờ được trồng ở nhiều vùng nhiệt đới. Trong cà tím có chất chống oxy hóa rất có lợi cho phụ nữ mang thai.

Ăn thường xuyên cà tím giúp bảo vệ bà mẹ và em bé khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm cao huyết áp (làm tăng nguy cơ sẩy thai) và các rủi ro khác. Cà tím chứa riboflavin và thiamin, cả hai đều là những chất có thể giúp bạn khắc phục những vấn đề về huyết áp cao.

5. Măng tây

Măng tây là một loại rau được biết đến từ người Hy Lạp cổ đại và La Mã như một món ăn được đánh giá cao, phát triển tốt ở vùng ven biển khu vực Đông Địa Trung Hải và Tiểu Á - họ Allium, hoa huệ.

Măng tây kiểm soát lượng đường trong máu vì măng tây có chứa vitamin B cao, tăng sản lượng sữa đối với các bạn đang cho con bú.

6. Rau bina

Hay còn gọi là rau bó xôi - được tìm thấy ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

 

Hàm lượng dinh dưỡng của 100 gram bó xôi cung cấp 29 cal, Protein (3 g), Fat (0.3 g), Carbohydrates (5.4 g), Chất xơ (1,0 g), Canxi (73 mg), Phosphorus (50 mg), Sắt (2,5 mg), Vitamin A (6.300 IU), Vitamin B1 (0,07 mg), Vitamin C (32 mg), Nước (89,7 g)... Bó xôi là một loại rau rất bổ dưỡng với hàm lượng cao các vi chất rất tốt cho thai phụ và cả người bình thường.

Khuê Vũ - Theo Sức khỏe đời sống/ Garcia
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

  • 17/06/2025

    Có phải tất cả các dạng Vitamin K2 đều giống nhau?

    Trong số các vitamin thiết yếu đối với cơ thể, Vitamin K2 đang ngày càng được chú ý nhờ vai trò nổi trội đối với sức khỏe xương và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn rằng: liệu tất cả các dạng Vitamin K2 có thực sự giống nhau và mang lại hiệu quả như nhau? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam làm rõ những điểm khác biệt giữa các dạng Vitamin K2 trong bài viết dưới đây.

Xem thêm