Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Luyện tập khi mang thai để có một thai kì khỏe mạnh

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để chắc chắn rằng việc tập luyện trong khi mang thai là an toàn cho bạn. Bạn có thể mắc những vấn đề sức khỏe không tốt khiến cho việc luyện tập trở nên có hại cho cả bạn và con.

Luyện tập có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và duy trì cân nặng khi mang thai và giúp làm giảm hoặc ngăn chặn những cảm giác không thoải mái do mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có nhiều năng lượng hơn và chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh em bé bằng cách tăng sức đề kháng và độ dẻo dai của cơ bắp. Nếu như bạn không có vấn đề y tế nghiêm trọng và có một thai kỳ bình thường thì việc tập luyện một vài động tác là an toàn cho bạn.

Nên bắt đầu chương trình luyện tập như thế nào?

Tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kì chương trình tập luyện nào. Nếu bác sĩ của bạn đã xác nhận tình trạng sức khỏe, bạn có thể bắt đầu tập luyện ở mức độ nhẹ nhàng với những bài tập không gây đau, không gây thở gấp hoặc mệt mỏi quá mức. Sau đó bạn có thể tăng dần cường độ luyện tập lên. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, thở gấp hoặc rất mệt mỏi, bạn nên giảm mức độ luyện tập xuống.

Nếu trước khi mang thai bạn có duy trì luyện tập thì chương trình tập luyện này khá dễ dàng cho bạn. Nhưng nếu trước đó bạn chưa tham gia hoạt động thể thao nào, bạn cần bắt đầu chương trình tập luyện của mình thật chậm. Nhiều người phụ nữ nhận thấy rằng, họ cần làm chậm mức độ của luyện tập xuống trong thời gian mang thai.

Các loại hình luyện tập thể thao tốt nhất trong khi mang thai

Các bài tập thoải mái nhất là bài tập không yêu cầu cơ thể của bạn phải chịu thêm trọng lượng. Bơi lội và đạp xe tại chỗ là những sự lựa chọn tốt cho việc luyện tập trong khi mang thai. Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài tập đi bộ hoặc bài tập thể dục dụng cụ động tác chậm. Bạn và bác sĩ sẽ cần thảo luận để quyết định về hoạt động tốt nhất cho bạn và thai nhi.

Những điều bạn nên thận trọng trong khi luyện tập thể thao.

Tránh các hoạt động làm tăng nguy cơ ngã hoặc chấn thương như các môn thể thao phối hợp hoặc các môn thể thao hoạt động mạnh. Ngay cả chấn thương nhẹ vào vùng bụng cũng là nghiêm trọng trong khi mang thai. Sau 3 tháng đầu mang thai, tốt nhất là bạn nên tránh các hoạt động thể thao có động tác nằm hoặc đứng quá lâu vì cân nặng của em bé có thể cản trở vòng tuần hoàn máu của bạn.

Trong những khoảng thời gian thời tiết nóng hoặc oi bức, luyện tập vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn giúp bạn tránh khỏi việc làm cho cơ thể quá nóng. Nếu như bạn luyện tập trong nhà, hãy chắc chắn rằng phòng của bạn đủ thông khí. Bạn nên xem xét việc sử dụng quạt để giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Hãy uống đủ nước, thậm chí ngay cả khi bạn không khát.

Hãy chắc chắn rằng, bạn đang có một chế độ ăn đầy đủ năng lượng. Thông thường, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu sẽ cần thêm khoảng 300kcal và 3 tháng cuối cần thêm khoảng 550kcal một ngày ngay cả khi không luyện tập.

Những vấn đề bạn nên nói với bác sĩ

Hãy lắng nghe cơ thể mình. Nói với bác sĩ nếu bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây:

  • Có máu hoặc dịch chảy qua đường âm đạo.
  • Đau bụng đột ngột hoặc đau quặn bụng hoặc đau vùng âm đạo.
  • Co bóp dạ con trong khoảng 30 phút sau khi luyện tập.
  • Đau vú.
  • Nhịp thở gấp.
  • Đau đầu dữ dội và kéo dài.
  • Chóng mặt và buồn nôn.
  • Tầm nhìn giảm và nhìn mờ.
Bình luận
Tin mới
  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

Xem thêm