Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mối liên hệ giữa hội chứng buồng trứng đa nang và hội chứng chuyển hóa

Hôị chứng chuyển hóa, hay hội chứng X, ảnh hưởng đến gần 50 triệu người Mỹ. Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ thường xảy ra cùng nhau và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Do mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa.

Hội chứng chuyển hóa là gì?

Hội chứng chuyển hóa bao gồm những tình trạng sau:

  • Tăng mỡ bụng
  • Tăng triglyceride
  • Giảm cholesterol tốt
  • Tăng huyết áp
  • Kháng insulin

Chẩn đoán  hội chứng chuyển hóa

Theo như chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol, chẩn đoán hội chứng chuyển hóa có thể được xác định khi bất kì 3 trong những yếu tố nguy cơ trên xuất hiện. Bạn cũng nên nhớ rằng kể cả khi bạn sử dụng thuốc để điều trị bất kì tình trạng nào ở trên, thì tình trạng đó vẫn là yếu tố nguy cơ của bạn. ĐIều này là lí do tại sao bác sĩ muốn theo dõi cân nặng, lượng cholesterol, huyết áp sau khi bạn được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Yếu tố nguy cơ cho hội chứng chuyển hóa

Ngoài những chẩn đoán trên,mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do tăng tình trạng kháng insulin, rối loạn mỡ máu và béo phì. Căng thẳng mạn tính cũng làm tăng lượng cortisol và có liên quan đến tăng nguy cơ của hội chứng chuyển hóa.

Hai tình trạng khác cũng thường thấy ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, mặc dù bác sĩ không biết chính xác mối quan hệ với hội chứng chuyển hóa đó là xu hướng tiến triển cục máu đông, và tình trạng viêm nhiễm liên tục trong cơ thể. Sự viêm nhiễm này bắt đầu bằng phản ứng của cơ thể với dị vật lan tỏa khắp các mô của cơ thể.

Được chẩn đoán với hội chứng chuyển hóa sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường của bạn. Đó là lí do vì sau bạn cần nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ tiến triển hội chứng chuyển hóa.

Điều trị và phòng chống hội chứng chuyển hóa

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để phòng chống bệnh này hoặc bất kì yếu tố nguy cơ nào đó là duy trì cân nặng khỏe mạnh qua chế độ ăn và tập luyện.

Chế độ ăn ít chất béo bão hòa có thể giảm hiệu quả và kiểm soát tình trạng tăng cholesterol. Giảm lượng natri và muối bạn tiêu thụ cũng có thể giúp giảm huyết áp. Giảm lượng đường bạn tiêu thụ có thể giảm nguy cơ kháng insulin và  bệnh tim. Đương nhiên, bạn cũng cần ăn nhiều chất béo có lợi, hoa quả, rau củ, thịt nạc và ngũ cốc.

Những hoạt động thể chất thường xuyên là một phần trong việc giảm nguy cơ măc hội chứng chuyển hóa. Kiểm soát căng thẳng bằng cách luyện tập yoga, thiền và tĩnh tâm cũng đóng vai trò quan trọng.

Cuối cùng, nếu một chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục không đủ để kiểm soát những vấn đề chuyển hóa của bạn thì có thể bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc giảm cholesterol hoặc thuốc giảm huyết áp do bác sỹ kê đơn.

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Theo verywell
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm