Theo chuyên viên tư vấn nữ công Đỗ Kim Trung - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, để làm đậu phụ không cần phải dùng đến thạch cao, chỉ cần ít giấm nuôi hoặc chính nước chua của lần làm đậu phụ trước (sau khi lấy phần đậu nành kết tủa để ép thành đậu phụ, sẽ còn phần nước, giữ lại nước này để trong khoảng 4 - 7 ngày sẽ có được nước có vị chua nhẹ).
Theo cách này, một ký đậu nành thường chỉ làm được khoảng 800g đậu phụ, người bán sẽ không thể có lời. Do vậy, người ta thường cho thêm bột năng và một số phụ gia vào, thường gặp nhất là thạch cao xây dựng (vì rất dễ mua).
Theo cô Đỗ Kim Trung, miếng đậu phụ được làm theo cách an toàn sẽ có mùi thơm và vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng. Đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay. Tránh chọn những loại có vị béo lạ hoặc mùi quá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia.
Đậu phụ còn rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Nấm có thể sinh sôi rất nhanh trên những khay ép không được vệ sinh kỹ, qua tay người làm và cả trong quá trình bày bán. Vì vậy, khi chọn lựa, nên bỏ qua những miếng đậu phụ có mùi lạ, vị chua - TS. Đống Thị Anh Đào tư vấn.
TS. Đống Thị Anh Đào, Bộ môn Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa TP.HCM cho biết:
Thạch cao xây dựng là một chất cơ thể không hấp thu, không tan trong nước, có chứa nhiều tạp chất, nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chì…
Nếu dùng sản phẩm có chứa thạch cao lâu dài, những kim loại nặng sẽ bám trên bề mặt thành ruột non làm hạn chế khả năng tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, đồng thời gây cản trở và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Lâu dần, gan sẽ yếu đi, cơ thể suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng và dễ bị vi khuẩn tấn công.
Ngoài ra, để làm đậu phụ, người ta còn dùng một số muối như canxi sunfat (CaSO4) hoặc canxi clorua (CaCl2), là những chất mà cơ thể có thể hấp thu theo đường máu. Nếu dùng với tỷ lệ cao, cơ thể hấp thu không hết, canxi sẽ được thải ra theo đường tiểu, lâu ngày có thể vôi hóa, gây nên bệnh sỏi thận.
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.
Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn đã bao giờ thức dậy với cơn đau đầu dữ dội và không thể xác định được nguyên nhân chưa? Các chuyên gia tin rằng có thể do 1 trong 4 “thủ phạm” dưới đây.
Mùa xuân, với thời tiết giao thoa giữa cái lạnh còn sót lại của mùa đông và sự ấm áp đang lên của mùa hè, là thời điểm lý tưởng để vạn vật sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…