Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các chấn thương có thể xảy ra với em bé khi sinh

Bài viết này sẽ cho bạn biết tất cả những thông tin cơ bản nhất về chấn thương khi sinh: chấn thương khi sinh là gì, chấn thương khi sinh xảy ra như thế nào và ảnh hưởng của các chấn thương khi sinh đến em bé.

Chấn thương khi sinh là gì?

Trong suốt quá trình sinh nở, các áp lực về mặt cơ học, ví dụ như lực né, lực co thắt có thể sẽ dẫn đến một số tổn thương ở trẻ sơ sinh. Những tổn thương này được gọi là chấn thương khi sinh.

Nguyên nhân của các chấn thương khi sinh là gì?

Các chấn thương khi sinh có thể là chấn thương về mặt vật lý, ví dụ như vết rách, vết bầm, gãy xương, thậm chí là một số tình trạng mãn tính khác. Đa số các quốc gia đang phát triển, như các nước châu Phi và châu Á sẽ có số lượng các ca chấn thương khi sinh cao hơn. Tuy vậy, ngay cả ở Mỹ, tỷ lệ chấn thương khi sinh cũng có thể lên tới 2%, và đa số đó là các chấn thương về mặt vật lý.

Nguyên nhân chính của các chấn thương khi sinh là do sức nặng của em bé. Rất nhiều em bé lớn hơn so với mặt bằng chung, về cân nặng, cũng như kích thước so với khung chậu của mẹ, do vậy những trẻ này sẽ dễ mắc phải các chấn thương khi sinh hơn. Ngoài ra, trong khi sinh, các bác sỹ cũng có thể sẽ sử dụng một số dụng cụ để tạo áp lực đẩy em bé ra ngoài. Nếu không thận trọng và sử dụng lực quá lớn, thì điều này cũng có thể sẽ gây ra các chấn thương khi sinh cho em bé. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp phải các chấn thương khi sinh:

  • Trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh nhiều hơn 4kg
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Sinh khó
  • Sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ
  • Hình dạng khung chậu của mẹ bất thường nên không thể sinh nở bình thường và an toàn được.
  • Em bé không nằm ở ngôi thai lý tưởng.
  • Các loại chấn thương khi sinh

Đa số các chấn thương khi sinh đều xảy ra với đầu, cổ hoặc vai em bé vì đây là những phần cơ thể sẽ ra trước, nhưng chấn thương khi sinh cũng có thể sẽ xảy ra với các phần các của cơ thể. Dưới đây là những chấn thương khi sinh thường gặp nhất.

Phù nề da đầu

Trong chấn thương này, phần da đầu của em bé sẽ sưng lên hoặc bị bầm tím. Nguyên nhân có thể là do:

  • Áp lực đặt lên da đầu em bé do thành tử cung và tử cung của mẹ gây ra
  • Nếu người mẹ phải trải qua quá trình chuyển dạ dài và khó khăn, thì cũng có thể sẽ gây ra tình trạng bầm tím trên da đầu của trẻ.
  • Do túi nước ối vỡ và đầu của trẻ sẽ dễ bị tổn thương hơn khi trẻ đi qua đường dẫn sinh
  • Do bác sỹ sử dụng giác hút chân không.

U máu đầu (Cephalohematoma)

Đây là tình trạng mà bạn có thể nhìn thấy máu tích tụ lại ở phía dưới màng xương của bé (màng xương là một màng che chắn, giúp bảo vệ hộp sọ của bé). Một vài giờ sau sinh, bạn có thể sẽ nhận thấy hiện tượng này xuất hiện trên đầu của trẻ.

Trong đa số các trường hợp, đây là tình trạng không gây nguy hiểm và sẽ giảm đi sau một vài tuần hoặc một vai tháng. Máu tụ sẽ được hấp thu ngược lại vào cơ thể, và khiến khối u máu biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu khối u máu quá lớn thì u máu đầu có thể sẽ dẫn đến tình trạng vàng da.

Bầm tím

Bầm tím có thể xảy ra tại mặt, cổ, đầu và/hoặc các phần khác của cơ thể vì các lý do sau:

  • Căng thẳng về mặt vật lý khi trẻ phải đi qua đường dẫn sinh của mẹ
  • Do các tiếp xúc với mô và xương khi trẻ đi qua vùng chậu của mẹ
  • Việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ trong khi sinh có thể để lại vết bầm và có thể dẫn đến gãy xương
  • Sử dụng giác hút chân không có thể gây bầm tím ở da đầu của trẻ.

Xuất huyết dưới kết mạc

Bạn có thể quan sát thấy một vòng tròn màu đỏ bao quanh con ngươi (lòng đen) trong mắt trẻ sơ sinh. Tình trạng này được gọi là xuất huyết dưới kết mạc. Khi một vài mạch máu nhỏ bị vỡ ở trong mắt của trẻ sẽ làm hình thành một vòng tròn màu đỏ quanh con ngươi. Đây chỉ là tình trạng xảy ra tạm thời và trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, vòng tròn màu đỏ này sẽ biến mất vì cơ thể sẽ hấp thu máu ngược trở lại.

Liệt mặt

Đây là tình trạng mà các dây thần kinh mặt của trẻ sơ sinh bị tổn thương trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở. Nguyên nhân của sự tổn thương này là do:

  • Áp lực đặt lên mặt của trẻ khi trẻ đi qua đường dẫn sinh của mẹ
  • Việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sinh đẻ

Triệu chứng:

  • Khi trẻ khóc, trẻ sẽ không thể di chuyển các cơ mặt tại vị trí mà các dây thần kinh bị tổn thương
  • Tuy nhiên, kể cả bên mặt bị liệt, thì mắt của trẻ ở bên đó vẫn có thể mở ra bình thường.

Hồi phục

  • Nếu chỉ là một vết bầm tím, thì vết thương có thể sẽ tự lành
  • Nếu trẻ chưa bao giờ chảy nước mắt, thì đó là một tình trạng nguy hiểm hơm và chỉ có thể được hồi phục bằng việc phẫu thuật.

Chấn thương thần kinh cánh tay

Thần kinh cánh tay là một mạng lưới thần kinh kết nối tủy sống với cánh tay và bàn tay của trẻ. Một tổn thương xảy ra tại bất cứ vị trí nào của mạng lưới thần kinh này cũng sẽ được gọi là chấn thương thần kinh cánh tay. Chấn thương này có thể xảy ra do các biến chứng khi sinh, ví dụ như vai của trẻ bị mắc vào đường dẫn sinh và bác sỹ buộc phải dùng lực để kéo được trẻ ra ngoài

Triệu chứng: trẻ không thể di chuyển hoặc quay bên tay bị chấn thương được.

Hồi phục: Nếu chấn thương chỉ gây ra vết bầm tím thì vết thương sẽ tự hồi phục sau vài tuần hoặc vài tháng. Còn nếu có tổn thương toàn bộ thần kinh, thì hậu quả sẽ là suốt đời.

Thiếu oxy

Tình trạng này xảy ra khi em bé không lấy đủ oxy trong suốt quá trình chuyển dạ, trước sinh và sau sinh. Nguyên nhân có thể là do:

  • Bánh rau bị tách ra khỏi em bé
  • Dây rốn quấn quanh cổ em bé
  • Sau khi sinh, nếu trẻ không thể thở một cách chủ động được thì cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy.

Di chứng: Thiếu oxy có thể dẫn đến tổn thương tiểu não (là phần não chịu trách nhiệm cho các hoạt động chức năng của cơ thể. Thiếu oxy cũng có thể sẽ dẫn đến bại não, khiến trẻ không thể kiểm soát cử động, khối cơ hoặc tư thế của trẻ. Thiếu oxy cũng sẽ ảnh hưởng đến thính lực  của trẻ và sẽ khiến trẻ bị mù một phần hoặc hoàn toàn. Nếu trẻ không thở được trong vòng 3 phút, thì có thể dẫn đến hậu quả là tổn thương các tế bào não và gây ra tình trạng co giật hoặc hôn mê.

Gãy xương

Đây là chấn thương khi sinh phổ biến nhất. Tỷ lệ gãy xương của trẻ sẽ tăng lên nếu ngôi thai không ở vị trí lý tưởng. Triệu chứng: trẻ sẽ không thể cử động được phần cơ thể bị gãy xương. Việc bó bột có thể sẽ giúp ngăn ngừa được những tổn thương nhiều hơn và giúp chỗ gãy xương được hồi phục.

Mặc dù nghe tên các chấn thương khi sinh có vẻ đáng sơ, nhưng đa số những chấn thương này đều có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, mức độ hồi phục cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào từng trẻ và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Các bác sỹ thường có thể sẽ nhìn thấy trước những nguy cơ của trẻ và thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh khỏi các chấn thương khi sinh.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Momjunction
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm