Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các liệu pháp thay thế hormones

Liệu pháp thay thế hormone sử dụng một hay nhiều hormone để điều trị các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh. Liệu pháp này sử dụng estrogen, progestin (một loại progesterone), hoặc cả hai. Đôi khi testosterone cũng được bổ sung.

Mãn kinh và Hormone

Các triệu chứng mãn kinh bao gồm:

  • Nóng ran
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Các vấn đề khi ngủ
  • Khô âm đạo
  • Bồn chồn
  • Ủ rũ
  • Giảm hứng thú quan hệ tình dục

Sau mãn kinh, cơ thể của bạn sẽ ngừng sản xuất estrogen và progesterone. Liệu pháp thay thế hormones có thể chữa các triệu chứng mãn kinh làm phiền bạn nhưng cũng làm tăng một số nguy cơ:

  • Hình thành các cục máu đông
  • Ung thư vú
  • Bệnh tim
  • Đột quỵ

Mặc dù có những lo ngại về những vấn đề trên, đối với nhiều phụ nữ, đây là phương pháp an toàn để chữa triệu chứng mãn kinh, tuy nhiên cần tuân thủ nguyên tắc:

  • Không áp dụng vượt quá 5 năm
  • Ở liều thấp nhất có thể

Các hình thức của liệu pháp hormone

Liệu pháp này có nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể cần thử các cách khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất với bạn.

Estrogen có thể bổ sung qua:

  • Thuốc xịt mũi
  • Viên nén hoặc viên nang, qua đường uống
  • Gel bôi da
  • Miếng dán da, dán vào đùi hoặc bụng
  • Kem bôi âm đạo hoặc viên đặt âm đạo để giải quyết khô và đau khi quan hệ tình dục
  • Vòng đặt âm đạo

Phần lớn phụ nữ sử dụng estrogen và những người vẫn còn tử cung cũng cần sử dụng progestin. Sử dụng cả hai hormone với nhau giảm nguy cơ  ung thư tử cung. Phụ nữ cắt tử cung không thê ung thư tử cung. Cho nên họ được khuyến nghị chỉ dùng estrogen.

Progesterone hay progestin được bổ sung qua:

  • Viên uống
  • Miếng dán da
  • Kem bôi âm đạo
  • Viên đạt đặt âm đạo

Các loại liệu pháp hormone được bác sĩ kê đơn có thể phụ thuộc các triệu chứng mãn kinh bạn có. Ví dụ, viên uống hoặc miếng dán có thể chữa chảy mồ hôi đêm. Vòng âm đạo, kem hoặc viên nang có thê giảm khô âm đạo.

Thảo luận ích lợi và nguy cơ của phương pháp này với nhân viên y tế.

Thực hiện liệu pháp như thế nào

Khi sử dụng estrogen và progesterone cùng lúc, bác sĩ của bạn có thể gợi ý một trong những thời gian biểu sau::

Liệu pháp hormone theo chu kì thường được khuyên sau khi bạn bắt đầu mãn kinh

  • Bạn uống viên estrogen hoặc sử dụng miếng dán trong 25 ngày.
  • Progestin được bổ sung giữa ngày 10 và 14.
  • Bạn sử dụng estrogen và progestin kết hợp cho những ngày còn lại.
  • Bạn sẽ không dùng bất kì hormone nào từ 3 đến 5 ngày.
  • Bạn có thể sẽ bị chảy máu hàng tháng với liệu pháp chu kì.

Liệu pháp kết hợp khi bạn dùng cùng lúc estrogen và progestin tất cả các ngày.

  • Bạn có thể bị chảy máu bất thường khi bắt đầu hoặc chuyển qua lịch trình thay thế hormone này.
  • Phần lớn phụ nữ ngừng chảy máu trong vòng 1 năm.

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác nếu bạn có triệu chứng nặng hoặc nguy cơ loãng xương cao. Ví dụ, bạn có thể cũng dùng testosterone, một hormone nam để cải thiện ham muốn tình dục.

Tác dụng phụ của liệu pháp hormone

Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Đầy hơi
  • Đau vú
  • Đau đầu
  • Thay đổi tâm trạng
  • Buồn nôn
  • Ứ nước
  • Chảy máu bất thường

Nói với bác sĩ khi bạn nhận thấy tác dụng phụ. Thay đổi liều hoặc phương pháp điều trị giúp giảm tác dụng phụ. KHÔNG thay đổi liều hoặc ngừng dùng thuốc trước khi nói chuyện với bác sĩ.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ

Nếu bạn chảy máu âm đạo hoặc các triệu chứng bất thường khác, gọi cho bác sĩ.

Đảm bảo đến gặp bác sĩ để khám định kì khi sử dụng liệu pháp thay thế hormones.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Tổng hợp từ Medlineplus
Bình luận
Tin mới
  • 06/12/2024

    Muốn "mẹ tròn con vuông", bà bầu cần kiêng những ăn gì?

    Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.

  • 06/12/2024

    Loại quả giúp tăng cường ham muốn tự nhiên

    Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

  • 06/12/2024

    Những thay đổi ở vùng kín sau khi sinh con

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.

  • 05/12/2024

    Nên và không nên làm gì khi điều trị viêm tai tại nhà

    Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • 05/12/2024

    Bà bầu cần bổ sung vi chất nào để có thai kỳ khỏe mạnh?

    Trước và trong quá trình mang thai, chị em cần bổ sung một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh chế độ ăn uống, bà bầu còn cần sự hỗ trợ của thực phẩm chức năng và viên uống vitamin tổng hợp.

  • 05/12/2024

    Bệnh tim mạch và những điều cần lưu ý khi trời trở lạnh

    Không khí lạnh kéo đến mang theo nhiều nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch. Các cơn huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim...có khả năng bột phát, nhất là những người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý nền. Để phòng ngừa những rủi ro liên quan và có một mùa đông ấm cúng bên cạnh gia đình, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu một số lưu ý quan trọng về bệnh tim mạch trong bài viết dưới đây nhé!

  • 05/12/2024

    Các tác nhân gây ung thư phổ biến

    “Carcinogen” là tác nhân có khả năng gây ung thư. Đây là những chất có thể làm thay đổi cấu trúc DNA hoặc quá trình phân chia tế bào, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các tế bào và hình thành khối u ác tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các tác nhân gây ung thư phổ biến trong bài viết dưới đây.

  • 05/12/2024

    Thực phẩm tốt cho người bệnh viêm amidan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với người viêm amidan. Vậy bị viêm amidan nên ăn và kiêng thực phẩm gì để chóng khỏi bệnh?

Xem thêm