Tình trạng lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi khiến bạn không những thấy người uể oải ở nơi làm việc mà còn có cảm giác nặng nề khi ở nhà. Bạn thậm chí có thể quá kiệt sức đến mức không thể xoay xở được với công việc của mình.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng buồn ngủ và mệt mỏi:
Các vấn đề tâm lý
Đôi khi, các vấn đề tâm lý như trầm cảm hoặc lo âu là gốc rễ của chứng mệt mỏi mãn tính. Trầm cảm ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp đôi nam giới và thường xảy ra trong các gia đình ở độ tuổi từ 15 đến 30. Nhiều người bị trầm cảm sau khi sinh em bé hoặc bị rối loạn cảm xúc vào mùa đông với dấu hiệu mệt mỏi và buồn bã.
Các triệu chứng lo âu có thể bao gồm: kích động, khó ngủ, luôn cảnh giác, lo lắng về sự diệt vong sắp xảy ra… Khi bị trầm cảm, bạn có thể rơi vào tâm trạng chán nản hầu như cả ngày. Cùng với cảm giác mệt mỏi, bạn có thể ăn quá nhiều hoặc quá ít, ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ, cảm thấy tuyệt vọng...
Nếu bạn bị trầm cảm hoặc có các triệu chứng lo lắng thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ và đi khám sức khỏe. Nếu không có nguyên nhân thực thể nào gây ra chứng trầm cảm hoặc lo lắng, bác sĩ có thể tư vấn bạn đến bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý.
Tình trạng thiếu máu
Đây là một tình trạng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ đang ở độ tuổi sinh nở và những người vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Bạn cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12. Các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc bệnh thận cũng có thể gây thiếu máu.
Để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu. Nếu thiếu sắt là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, cách xử lý là bổ sung sắt hoặc các loại thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, bông cải xanh và thịt đỏ vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin C để giúp sắt được hấp thụ tốt hơn và cải thiện các triệu chứng, tăng cường đề kháng.
Chứng dị ứng thực phẩm
Mặc dù thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng có thể gây tác dụng ngược. Thực tế, mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của chứng dị ứng thực phẩm. Bệnh Celiac (không dung nạp gluten) do bạn không thể tiêu hóa gluten cũng có thể gây ra mệt mỏi.
Bạn có thể thử cắt bỏ một số loại thực phẩm có liên quan đến nhiều triệu chứng buồn ngủ trong vòng 10 - 30 phút sau khi ăn để xem liệu điều đó có tạo ra sự khác biệt hay không. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về xét nghiệm dị ứng thực phẩm nhằm xác định những loại thực phẩm nên tránh.
Bệnh lý mạn tính
Ngoài các vấn đề sức khỏe cấp tính, tình trạng cơ thể mệt mỏi còn là triệu chứng của các bệnh lý mạn tính như viêm khớp, tim mạch, mất ngủ... Một số căn bệnh có thể khiến bạn thường xuyên buồn ngủ như tiểu đường, suy giáp, hạ natri máu…
Bạn cũng có thể bị buồn ngủ do dùng các loại thuốc khi điều trị bệnh như thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc ngủ... Những loại thuốc này có nhãn cảnh báo không nên lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng trong khi sử dụng.
Nếu bạn lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi do bệnh mạn tính, hãy đi khám sức khỏe để kịp thời điều chỉnh lối sống và phương pháp điều trị. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn thấy buồn ngủ kéo dài do dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc thay thế hoặc điều chỉnh liều lượng hiện tại của bạn.
Cơ thể thiếu vitamin
Tình trạng thiếu hụt vitamin cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Điều này có thể bao gồm hàm lượng vitamin D, vitamin B-12, sắt, magiê hoặc kali thấp. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu định kỳ để xác định mình đang thiếu hụt loại vitamin nào.
Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường ăn một số loại thực phẩm để điều chỉnh sự thiếu hụt một cách tự nhiên. Ví dụ, bạn có thể ăn thêm ngao, thịt bò và gan có thể cải thiện tình trạng thiếu hụt B-12.
Bên cạnh việc bổ sung vitamin thiếu hụt, bạn cũng nên tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng các loại vitamin như A, D, E, C… Với chế độ dinh dưỡng cân bằng, hệ miễn dịch của bạn sẽ khỏe mạnh hơn và giảm tình trạng mệt mỏi.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tại sao lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ?
Vitamin A từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng tăng cường thị lực. Tuy nhiên nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì