Bệnh celiac là gì?
Bệnh celiac là một bệnh lý mà cơ thể phản ứng lại với một protein trong thực phẩm tên là gluten. Nếu một trẻ mắc bệnh Celiac ăn những thực phẩm chứa gluten, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tấn công niêm mạc ruột non. Gluten không được tiêu hóa có thể hoặc không thể gây ra các triệu chứng nhưng làm tổn thương niêm mạc ruột.
Ruột non bình thường có niêm mạc bao phủ, với các nếp gấp và các vi nhung mao. Các nhung mao làm tăng diện tích bề mặt của ruột non và giúp tăng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Khi một người mắc bệnh celiac ăn gluten, các nhung mao ruột bị tổn thương và mất dần, dẫn đến khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Do vậy, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và sức khỏe của trẻ em.
Gluten là tên gọi chung của các protein có trong một số loại ngũ cốc, nhiều trong lúa mạch đen và tất cả các sản phẩm của lúa mỳ. Gluten cũng có mặt trong một số sản phẩm không phải thực phẩm như chất dính của tem và một số loại thuốc.
Nguyên nhân gây bệnh celiac
Bệnh celiac có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh celiac thường là do sự phối hợp của:
Triệu chứng của bệnh celiac
Trẻ mắc bệnh celiac sau khi ăn thực phẩm chứa gluten có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Trẻ cũng có thể trải qua một số triệu chứng không liên quan đến tiêu hóa như thiếu máu, mệt mỏi, đổi màu men răng, đau khớp, trầm cảm, đau đầu và vô sinh.
Tuy nhiên nếu trẻ không biểu hiện những triệu chứng rõ ràng của bệnh celiac thì cũng không có nghĩa là đường ruột của trẻ bình thường. Trẻ sơ sinh, trẻ độ tuổi mẫu giáo và trẻ lớn nếu không được chẩn đoán kịp thời bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng, bị nôn mửa, đầy bụng và thay đổi hành vi.
Chẩn đoán bệnh celiac
Bác sỹ chẩn đoán bệnh celiac dựa vào xét nghiệm máu. Nếu cần thiết, trẻ sẽ được chỉ định làm sinh thiết ruột.
Điều trị bệnh celiac
Khi bác sỹ đã chẩn đoán xác định trẻ mắc bệnh celiac dựa trên kết quả sinh thiết ruột, liệu pháp điều trị hàng đầu đó là áp dụng một chế độ dinh dưỡng không có gluten. Nếu không được điều trị, bệnh celiac có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe khác, như loãng xương, u lympho ruột, vô sinh và một số bệnh tự miễn khác.
Cần lưu ý rằng không bao giờ áp dụng chế độ ăn không có gluten cho trẻ khi chưa có kết quả chẩn đoán sinh thiết ruột. Nhiều trẻ bị ép buộc phải tuân theo chế độ ăn nghiêm ngặt không cần thiết và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng mặc dù trẻ không hề mắc bệnh celiac. Ngoài ra, cũng phải kể đến trường hợp khi sinh thiết ruột cho kết quả dương tính giả.
Giúp trẻ duy trì một chế độ ăn không có gluten
Bạn có thể giúp con bạn kiểm soát và duy trì chế độ dinh dưỡng không có gluten bằng cách loại bỏ tất cả các loại ngũ cốc chứa gluten. Ví dụ như trẻ không nên ăn mỳ ống được làm từ lúa mỳ hay các loại ngũ cốc có chứa lúa mạch.
Khi gluten đã được loại bỏ khỏi chế độ ăn, ruột non sẽ bắt đầu quá trình hồi phục. Trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn và các triệu chứng được cải thiện. Không có một khoảng thời gian cụ thể nào để biết chính xác quá trình hồi phục sẽ mất bao lâu.
Bệnh celiac không có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn, do vậy chế độ dinh dưỡng không có gluten là biệp pháp buộc phải áp dụng suốt đời. Ngay cả khi các triệu chứng của trẻ đã được cải thiện, việc cho trẻ ăn gluten trở lại sẽ khiến các triệu chứng tiến triển nặng hơn và ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết.
Những thực phẩm không chứa gluten
Những thực phẩm không chứa gluten thường từ gạo, ngô và khoai tây như:
Bạn nên lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm được làm từ những loại hạt kể trên. Ngoài ra cần luôn đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết được sản phẩm nào có chứa gluten.
Ngoài ra, trẻ có thể thoải mái ăn những thực phẩm khác như:
Ngay cả đối với những thực phẩm được coi là an toàn, cần luôn kiểm tra nhãn sản phẩm để xem những thành phần được thêm vào.
Biến chứng của bệnh celiac
Một chế độ ăn không chứa gluten sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm sau:
Khi nào nên cần sự can thiệp của bác sỹ
Hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng và xin lời khuyên về chế độ ăn đối với căn bệnh celiac của trẻ. Bạn nên gặp bác sỹ trong trường hợp:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những người mắc bệnh Celiac có cần uống bổ sung vitamin?
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?