Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phân biệt tình trạng nhạy cảm với Gluten và bệnh Celiac

Bênh Celiac và nhạy cảm với gluten là 2 đáp ứng khác nhau với loại proten gluten, được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Tuy nhiên, triệu chứng của cả 2 tình trạng này là tương tự nhau hoặc gần như giống hệt nhau, làm cho việc nhân định bạn mắc bệnh nào là không thể nếu như không sử dụng các xét nghiệm y khoa.

Bệnh Celiac bao gồm những phản ứng tự miễn với gluten

Bệnh Celiac xảy ra khi gluten kích thích hệ miễn dịch của bạn tấn công niêm mạc ruột non.

Kết quả là tổn thương ruột, được gọi là teo vi nhung mao có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng và tình trạng loãng xương. Nó cũng có thể dẫn đến ung thư trong một số các trường hơp hiếm gặp

Tình trạng này là tự miễn tự nhiên, có nghĩa là gluten không gây nên tổn thương trực tiếp, thay vào đó, đáp ứng của hệ miễn dịch với gluten kích thích tế bào bạch cầu tấn công nhầm niêm mạc ruột non. Bệnh Celiac cũng liên quan với những tình trạng tự miễn bao gồm bênh tự miễn tuyến giáp và tiểu đường tuýp 1.

Bệnh Celiac ảnh hưởng đến 1 trong số 133 người, hoặc gần 1% dân số. Tuy nhiên, rất ít người theo ước tính khoảng 5% trong tổng số những người mắc bệnh nhận thức được họ đang bị bệnh.

Nhạy cảm với gluten bắt nguồn từ đáp ứng khác của hệ miễn dịch

Nhạy cảm với gluten, được biết là sự không dung nạp gluten, được biết đến gần đây như một tình trạng đơn thuần do cộng đồng y khoa, và vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này.

Không phải tất cả các bác sĩ đều chấp nhận sự tồn tại của nó, và rất hiếm các nghiên cứu được thực hiển để tìm ra nguyên nhân, triệu chứng và ảnh hưởng của tình trạng này.

Một nhóm nghiên cứu tại trường đại học Maryland Center đã thực hiện nghiên cứu bệnh Celiac công nhận một giả thuyết vào năm 2011 cho rằng sự nhạy cảm với gluten bao gồm một đáp ứng khác của hệ miễn dịch so với bệnh Celiac.

Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng một người nhạy cảm với gluten trải qua một đáp ứng trực tiếp với gluten- ví dụ cơ thể bạn xem loại protein này như một kẻ xâm nhập và chống lại nó với sự nhiễm trùng cả bên trong lẫn bên ngoài ống tiêu hóa.

Trong khi đó, ở bệnh Celiac hệ miễn dịch không trực tiếp tấn công gluten, thay vào đó, sự tiêu thụ gluten kích thích hệ miễn dịch tấn công chính mô của bạn, là niêm mạc của ruột non.

Điều này không rõ ràng trong việc nhạy cảm với gluten làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng khác, bao gồm bệnh tự miễn-một số nhà nghiên cứu tin rằng chúng có thể xảy ra, và một số khác thì nói không. Nó cũng không rõ rằng khi đó là những tổn thương vật lí những cơ quan và mô khác hay chỉ đơn giản gây nên các triệu chứng mà không gây tổn thương.

Số lượng người nhạy cảm với gluten vẫn chưa được làm rõ. Một ước tính cho rằng tình trạng này ảnh hưởng đến 6-7% dân số, nhưng những nhà nghiên cứu khác cho rằng số lượng có thể cao hơn- có thể là 50% dân số.

Nhận định bạn nhạy cảm với gluten hay mắc bệnh Celiac

Do không phải tất cả các bác sĩ đều đồng ý rằng tình trạng nhạy cảm với gluten tồn tại, do đó không có sự đồng tình nào về việc kiểm tra nó như thế nào. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu công bố vào tháng 2/2013, nhóm nghiên cứu khuyến cáo rằng thuật toán chẩn đoán có thể nhận định bạn mắc tình trạng nào.

Đặc biệt, theo như họ cho rằng thuật toán, bạn và bác sĩ ban đầu có thể loại trừ bệnh Celiac thông qua xét nghiệm máu. Nếu kết quả âm tính thì sau đó bạn sẽ tham gia vào thử thách gluten, đầu tiên là loại bỏ gluten ra khỏi thực đơn và quan sát nếu triệu chứng của bạn biến mất, và sau đó bổ sung gluten vào thực đơn và quan sát nếu các triệu chứng quay trở lại.

Trên lí thuyết, nếu bạn trải qua các triệu chứng khi thực đơn của bạn chứa gluten, nhưng những triệu chứng này biến mất khi bạn loại bỏ gluten khỏi thực đơn, bạn có thể được chẩn đoán là nhạy cảm với gluten.

Bình luận
Tin mới
  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

  • 12/09/2024

    5 lợi ích của thực phẩm bổ sung sữa non cho người lớn

    Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.

  • 12/09/2024

    Bạn có đang dị ứng với gia vị hay không?

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.

  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

Xem thêm