Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Polyp đại tràng là những khối có cuống phát triển trên bề mặt của đại tràng. Đại tràng là một ống rỗng dài ở cuối của ống tiêu hóa. Đó là nơi sản xuất và dự trữ phân.

Polyp ở đại tràng có thể thay đổi kích thước và số lượng. Có 3 loại polyp đại tràng:

Polyp tăng sản là lành tính và không phát triển thành ung thư.

Polyp tuyến là loại phổ biến nhất. Mặc dù hầu hết chúng sẽ không bao giờ phát triển thành ung thư nhưng chúng vẫn có khả năng phát triển thành ung thư đại tràng.

Polyp ác tính là những polyp có quan sát thấy những tế bào ung thư dưới kính hiển vi.

Triệu chứng

Ở hầu hết các trường hợp, polyp không gây ra các triệu chứng và thường được phát hiện qua khám sàng lọc ung thư đại tràng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Máu trong phân hoặc xuất huyết đại tràng
  • Đau, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 1 tuần
  • Buồn nôn hoặc nôn nếu bạn có polyp kích thước lớn

Điều quan trọng là cần làm xét nghiệm sàng lọc thường xuyên để phát hiện bất kì polyp nào tồn tại. Khi polyp đại tràng được phát hiện ở gia đoạn sớm, chúng có thể được cắt bỏ hoàn toàn và an toàn qua nội soi địa tràng. Cắt bỏ polyp có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng.

Nguyên nhân

Các bác sĩ chưa biết được nguyên nhân chính xác của polyp đại tràng nhưng những polyp này là do sự phát triển bất thường của các mô. Cơ thể định kì tạo ra các tế bào mới để thay thế những tế bào già bị tổn thương hoặc không còn cần thiết. Sự phát triển và phân chia của tế bào mới luôn được điều hòa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các tế bào này phát triển và phân chia trước khi cần thiết và quá sản tạo ra polyp. Polyp có thể phát triển ở bất kì vị trí nào của đại tràng.

Yếu tố nguy cơ

Mặc dù nguyên nhân đặc biệt của polyp đại tràng chưa được biết rõ, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của bạn:

  • Trên 50 tuổi
  • Thừa cân
  • Có tiền sử gia đình bị polyp hoặc ung thư đại tràng
  • Đã từng phát hiện polyp đại tràng trước đó
  • Bị ung thư buồng trứng hoặc tử cung trước 50 tuổi
  • Bị các bệnh lí viêm ảnh hưởng tới đại tràng, như bệnh Crohns hoặc viêm loét đại tràng
  • Tiểu đường typ II không kiểm soát tốt
  • Có rối loạn di truyền, ví dụ như hội chứng Lynch hoặc hội chứng Gardner.

Lối sống của bạn cũng có thể góp phần làm phát triển polyp như:

  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu thường xuyên
  • Lối sống tĩnh tại
  • Chế độ ăn nhiều chất béo

Bạn có thể giảm nguy cơ bị polyp đại tràng nếu bạn thay đổi các hành vi này. Uống aspirin liều thấp đều đặn và bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn cũng có thể giúp phòng ngừa polyp. Bác sĩ có thể đưa ra một số gợi ý khác giúp bạn giảm nguy cơ.

Chẩn đoán

Polyp có thể được phát hiện qua một số xét nghiệm:

Nội soi đại tràng: là một thủ thuật đưa một ống mềm, nhỏ có gắn camera ở đàu vào đại tràng qua hậu môn. Nó sẽ giúp bác sĩ quan sát trực tràng và đại tràng; nếu phát hiện ra polyp thì có thể cắt bỏ trực tiếp hoặc làm sinh thiết.

Soi đại tràng sigma: là một phương pháp sàng lọc tương tự nội soi đại tràng nhưng nó chỉ dùng để quan sát trực tràng và phần thấp của đại tràng và sinh thiết. Nếu bác sĩ phát hiện polyp, bạn sẽ được hẹn nội soi đại tràng để cắt bỏ.

Thụt baryt: Bác sĩ sẽ đưa thuốc cản quang vào trực tràng của bạn và chụp Xquang để tái tạo hình ảnh của đại tràng. Baryt sẽ làm cho đại tràng có màu trắng trên phim chụp. Vị trí có polyp sẽ có màu đen.

Chụp cắt lớp vi tính đại tràng: nó có thể cho hình ảnh về những mô bị sưng, các khối, loét hoặc polyp đại tràng.

Xét nghiệm phân: Bác sĩ sẽ đưa cho bạn dụng cụ và hướng dẫn bạn cách lấy beengj phẫm. Xét nghiệm này được sử dụng để tìm máu trong phân, đó có thể là một dấu hiệu của polyp.

Điều trị

Cách tốt nhất để điều trị polyp đại tràng là cắt bỏ chúng. Bác sĩ sẽ có thể cắt bỏ polyp của bạn qua nội soi đại tràng. Sau đó, những polyp này sẽ được soi dưới kính hiển vị để phân loại và tìm kiếm sự có mặt của các tế bào ung thư. Bác sĩ thường loại bỏ polyp mà không cần phải tiến hành phẫu thuật.

Tuy nhiên, bạn có thể cần phẫu thuật nếu polyp lớn và không thể cắt bỏ qua nội soi. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể được tiến hành phẫu thuật nội soi. Đây là loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và sử dụng dụng cụ nội soi – là một ống nhỏ, dài với đèn có độ rọi cao và camera có độ phân giải cao ở đầu. Thiết bị này được đưa qua vết rạch ở bụng. Khi đó, phẫu thuật viên có thể nhìn thấy đại tràng và cắt bỏ polyp bằng một dụng cụ đặc biệt.

Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ kiểm tra các tế bào ung thư ở polyp đã được cắt bỏ.

Tiên lượng

Polyp đại tràng thường không ác tính và vô hại. Chúng thường không gây ra bất kì triệu chứng gì trừ khi có kích thước rất lớn. Cắt bỏ polyp có thể giảm hoặc hạn chế bất kì triệu chứng nào liên quan cũng như phòng ngừa khả năng ung thư hóa trong tương lai.

Nếu bạn có polyp, bạn sẽ có nguy cơ cao phát triển nhiều polyp hơn trong tương lai. Bác sĩ sẽ khuyên bạn sàng lọc định kì 3-5 năm/ lần.

Phòng bệnh

Duy trì chế độ ăn lành mạnh có thể phòng phát triển polyp: ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Bạn cũng có thể phòng bệnh bằng cách tăng cường vitamin D và canxi. Những thực phẩm giàu canxi và vitamin D bao gồm:

  • Rau cải xanh
  • Sữa chua
  • Sữa
  • Phô mai
  • Trứng
  • Gan

Bên cạnh đó, bạn nên giảm các thực phẩm giàu chất béo hoặc chế biến sẵn. Bỏ thuốc lá và tăng cường tập thể dục cũng là những bước quan trọng để phòng polyp đại tràng.

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm