Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Gan nhiễm mỡ - Sát thủ thầm lặng khó nhận biết

Ngày nay, gan nhiễm mỡ đang trở thành căn bệnh phổ biến của thời đại, Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi tiến triển đến giai đoạn cuối, bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng biến chứng thành xơ gan, ung thư gan… Đặc biệt, bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong tế bào gan, có thể là do thừa cân đơn thuần, có khi là tình trạng nặng hơn gọi là chứng gan thoái hóa mỡ. Bình thường lượng mỡ chỉ chiếm khoảng 3-5% trọng lượng gan.

Khi lượng mỡ trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan tức là gan đã nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ, tới 10-25% tức là nhiễm mỡ mức độ vừa và nếu vượt quá 30% thì đó là nhiễm mỡ nặng.

Gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân và cũng có thể do nhiều bệnh lý đưa đến gan thấm mỡ. Người bị gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng gì, đôi khi có mệt, suy nhược, chán ăn hay thỉnh thoảng đau nhẹ hạ sườn phải.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể xảy đến với những bệnh nhân còn rất trẻ cũng như với những người có bên ngoài gầy nhỏ (trái với hình dung đây là căn bệnh của những người to béo), thậm chí là với cả thai phụ (gan nhiễm mỡ thai kỳ).

Các nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, nhưng nguyên nhân chính phần lớn ở những thói quen sinh hoạt không lành mạnh, vốn là thói quen của rất nhiều người ở thời đại ngày nay như:

- Thói quen ăn uống kém khoa học, thiếu cân bằng dinh dưỡng.

- Lười vận động.

- Một số người bị gan nhiễm mỡ do chất hóa học trong bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì…

- Bệnh gan nhiễm mỡ còn có thể hình thành do nội tiết, do bệnh tiểu đường, do sự oxy hóa acid béo ở gan bị giảm, rối loạn dinh dưỡng…

- Là hậu quả của việc sử dụng các loại thuốc như corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon sinh dục nữ…

- Do biến chứng của các căn bệnh viêm gan B, C mãn tính gây ra.

Khó phát hiện ngay nhưng hậu quả khôn lường

Gan nhiễm mỡ có thể được coi là sát thủ thầm lặng bởi dấu hiệu của bệnh không rõ ràng khiến mọi người khó nhận biết, nói đúng hơn là mơ hồ hoặc nhầm lẫn với những bệnh khác; vì thế gan nhiễm mỡ cứ âm thầm phát triển, cho tới lúc trở nặng sẽ gây xơ gan, ung thư gan và nhiều hệ lụy nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Ở những bệnh nhân gan nhiễm mỡ, do những nguyên nhân khác nhau thì cũng có kèm theo những triệu chứng toàn thân và những dấu hiệu đặc trưng của những nguyên nhân đó. Thông thường khi thăm khám, bệnh nhân chỉ được phát hiện một bất thường về xét nghiệm gan, ví dụ như tăng chỉ số alkaline phosphatase. Các bất thường khác ít gặp hơn là tăng bilirubin huyết thanh trực tiếp và giảm albumin huyết thanh.

Gan nhiễm mỡ khi còn ở thể nhẹ rất khó phát hiện. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra những biểu hiện của bệnh từ những triệu chứng mệt mỏi và cảm giác khó chịu ở vùng hạ sườn phải. Nhiều người khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh lại thờ ơ để bệnh phát triển mà không tìm cách chữa trị ngay bởi cho rằng bệnh lành tính. Thực tế gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 không đe dọa mạng sống người bệnh cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng bởi gan chưa bị thoái hóa hoàn toàn.

Các giai đoạn 2, 3 gan nhiễm mỡ sẽ rất nguy hiểm, người bệnh thường thấy mệt mỏi, uể oải, đầy hơi, khó chịu, chán ăn, sợ dầu mỡ, ngứa ngáy, làm việc lười biếng, không tập trung, sức khỏe suy giảm rõ rệt,… Tình trạng gan nhiễm mỡ nặng có thể có triệu chứng vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và gan to nhẹ.

Gan nhiễm mỡ nặng có thể biểu hiện với triệu chứng vàng da và những bất thường rõ rệt trong các kết quả xét nghiệm gan.

Khi trở nặng, gan nhiễm mỡ có thể gây:

- Xơ gan và ung thư gan.

- Dẫn tới các chứng cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

- Tiểu đường.

- Suy giảm chức năng thải độc của cơ thể.

- Viêm túi mật.

Gan nhiễm mỡ sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, 90% người lạm dụng bia, rượu bị gan nhiễm mỡ và 75% người thừa cân béo phì mắc căn bệnh này, trong số đó có thể có cả các bạn hoặc những người thân bên cạnh.

Việc phòng và điều trị gan nhiễm mỡ rất cần sự chủ động của tất cả mọi người. Để kiểm soát tốt bệnh gan nhiễm mỡ bạn cũng cần kết hợp kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nếu bạn béo phì nên giảm và duy trì cân nặng ở mức phù hợp, nếu bạn bị tăng lipid máu nên hạ mỡ máu về ngưỡng an toàn, tăng cường vận động và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, không rượu, không bia và không thuốc lá.

Ngoài ra có thể cân nhắc sử dụng thêm những sản phẩm bổ trợ để tăng cường chức năng gan có ứng dụng công nghệ sinh học và thử nghiệm lâm sàng từ những công ty Dược có uy tín.

Theo Dân Trí
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm