Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bốn quan điểm sai lầm về đau cổ và đau lưng

Hiện nay có nhiều quan điểm sai lầm về những vấn đề xung quanh cảm giác đau cổ và đau lưng, trong khi đó, trang bị những kiến thức đáng tin cậy là rất cần thiết cho quá trình điều trị tình trạng đau cổ và đau lưng của bạn. Bài viết này sẽ đề cập đến một số quan niệm sai lầm đó cũng như tại sao chúng lại sai.

  • Quan điểm sai lầm 1: Thư giãn, nghỉ ngơi là cách tốt nhất để điều trị cảm giác đau của bạn

        Thực tế: Thư giãn, nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ngắn trên giường có thể giúp làm giảm cảm giác đau cấp tính của lưng và cổ, nhưng các bác sĩ thường khuyên không nên nằm trên giường liên tục từ 1 đến 2 ngày. Bởi trên thực tế nằm nghỉ ngơi và bất động lâu có thể làm tăng cảm giác đau.

Bất động khiến các cơ trở nên cứng nhắc và chịu những tác động xấu khác, điều này ngược trở lại sẽ tạo ra thêm cảm giác đau lưng hoặc đau cổ và dẫn tới vòng tròn có hại cho sức khoẻ: cảm giác đau/ bất động/cảm giác đau hơn/ bất động nhiều hơn. Đối với hầu hết các bệnh lý cột sống, các bác sĩ sẽ tư vấn một chương trình phục hổi dài hạn gồm liệu pháp thể chất và những bài tập luyện.

  • Quan điểm sai lầm 2: cột sống dễ gãy và dễ bị tổn thương

        Thực tế: Cột sống là cấu trúc giải phẫu được thiết kế hoàn hảo. Những cơ xung quanh, gân và dây chằng tạo ra sự hỗ trợ tuyệt vời cho sức mạnh, độ linh hoạt của cả cột sống. Trong khi có một số ngoại lệ ( ví dụ như nứt cột sống không vững) việc giữ cột sống của bạn khoẻ mạnh yêu cầu chế độ chăm sóc phù hợp: gồm có những bài tập sức bền, sức mạnh và bài tập aerobic thậm chí khi bạn đang có vấn đề về cột sống.

Điều này không có nghĩa rằng cột sống của bạn không thể bị tổn thương: những hoạt động có thể gây hại gồm có: tư thế không đúng, tư thế vận động cơ học không đúng (ví dụ: nâng vật nặng không phù hợp) và những yếu tố có hại cho sức khoẻ như hút thuốc, thiếu chất dinh dưỡng hoặc thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng rằng cột sống của bạn quá yếu để bạn có thế thực hiện những bài tập nhẹ nhàng

  • Quan điểm sai lầm 3: Bác sĩ không phát hiện thấy bất kì vấn đề gì, do vậy cảm giác đau tất cả là do vấn đề tâm lý của tôi.

        Thực tế: Cảm giác đau là luôn có thật. Bác sĩ có thể không đủ khả năng để tìm thấy nguyên nhân giải phẫu gây ra cảm giác đau của bạn, tuy vận cảm giác đau vẫn còn đó. Và đối với cảm giác đau mạn tính ( là cảm giác đau kéo dài nhiều hơn 2 hay 3 tháng) thì việc  chủ động tiếp cận điều trị cảm giác đau đó là điều thực sự quan trọng. Trong khi đó những yếu tố tâm lí (ví dụ: căng thẳng và thiếu ngủ)vẫn thường là đối tượng trong những kế hoạch điều trị toàn diện, một điều quan trọng khác là hãy cố gắng tìm kiếm những phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể sẽ giúp bạn làm dịu cảm giác đau.

  • Quan điểm sai lầm 4: Bạn có cảm giác đau rất nhiều, do vậy nhất định phải có tổn thương cột sống

        Thực tế: Với loại cảm giác đau mạn tính, mức độ và cường độ đau không liên quan đến mức độ của tổn thương hoặc chấn thương ở cổ và lưng của bạn. Ví dụ: thoái hoá nghiêm trọng đĩa đệm có thế không gây ra cảm giác đau nhiều và đôi khi tuy mới chỉ bắt đầu quá trình thoái hoá nhưng đĩa đệm đã khiến bạn có cảm giác đau dữ dội.

Cảm giác đau cấp tính trong thời gian ngắn do chấn thương gây ra bởi phản xạ bảo vệ, nhờ phản xạ đó chúng ta có thể tránh khỏi những nguyên nhân gây ra tổn thương mô (ví du: khi chúng ta rút tay khỏi nguồn nhiệt lớn). Tuy vậy, loại cảm giác đau mạn tính không có ý nghĩa hay mục đích tương tự như vậy. Nó không có ý nghĩa bảo vệ và không đại diện cho mức tổn thương mô hay chấn thương.

Điều trị đau lưng và đau cổ là một quá trình lâu dài. Cuối cùng, bạn cần biết rằng, những niềm tin hay quan điểm sai lầm, không có căn cứ có thể dẫn đến thay đổi theo chiều hướng xấu đối với bệnh lý của bạn

CTV Hoàng Quân - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Spine Health)
Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm