Vitamin làm giảm chứng táo bón
Triệu chứng của táo bón
Theo Mayo Clinic, táo bón là tình trạng bạn gặp khó khăn khi đi đại tiện. Nếu bạn đi đại tiện dưới 3 ngày một tuần thì rất có thể bạn đã mắc chứng táo bón.
Các triệu chứng khác của bệnh táo bón bao gồm:
Nếu bạn bị táo bón trong nhiều hoặc kéo dài, thì sẽ được coi là mắc chứng táo bón mãn tính.
Nguyên nhân gây táo bón
Rất nhiều yếu tố liên quan đến lối sống có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón. Ví dụ, bạn có thể bị táo bón nếu:
Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến táo bón bao gồm:
Trong đa số các trường hợp, bạn có thể thay đổi lối sống hoặc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị chứng táo bón không thường xuyên xảy ra. Ví dụ, bạn nên uống nhiều nước, ăn thêm nhiều chất xơ và luyện tập nhiều hơn. Các loại thuốc nhuận tràng không cần kê đơn hoặc một số loại thuốc làm mềm phân cũng có thể sẽ giúp ích cho bạn.
Một số loại vitamin cũng có thể giúp làm giảm chứng táo bón. Rất nhiều vitamin có tác dụng như một chất làm mềm phân tự nhiên. Nếu bạn đang uống vitamin hàng ngày rồi, thì việc tăng liều vitamin có thể sẽ không giúp ích gì cho bạn cả. Tuy nhiên, việc bổ sung một số loại vitamin nhất định vào thực đơn hàng ngày của bạn có thể sẽ giúp bạn giảm chứng táo bón, nếu bạn chưa bổ sung vitamin.
Những đối tượng nên tránh bổ sung vitamin để điều trị táo bón
Bạn có thể mua vitamin ở đa số các hiệu thuốc, hoặc siêu thị. Vitamin là tương đối an toàn cho đa số mọi người, nếu được uống với liều phù hợp. Tuy nhiên, một số đối tượng nên tránh uống một số loại vitamin vì một số loại vitamin thậm chí sẽ làm tình trạng táo bón của bạn nặng hơn.
Và cũng như đối với tất cả các loại thực phẩm chức năng không cần kê đơn khác, bạn nên trao đổi với bác sỹ trước khi uống một loại vitamin mới hoặc trước khi tăng liều sử dụng. Bác sỹ và dược sỹ có thể sẽ giúp bạn lên kế hoạch bổ sung vitamin một cách hiệu quả và an toàn.
Vitamin có thể sẽ không hiệu quả và an toàn với những đối tượng sau:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trao đổi với bác sỹ nhi khoa trước khi áp dụng bất cứ cách điều trị táo bón nào với con của bạn, bao gồm cả việc sử dụng vitamin và thực phẩm chức năng.
Những người mắc các bệnh tiêu hóa
Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh tiêu hóa, thì việc sử dụng vitamin và các thuốc không kê đơn khác có thể sẽ không hiệu quả đối với bạn.
Những người mắc các bệnh mãn tính
Nếu bạn mắc các bệnh mãn tính, hãy nói với bác sỹ nếu bạn bị táo bón. Bởi đó có thể là phản ứng phụ của bệnh hoặc của thuốc điều trị bệnh. Táo bón cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Trong một số trường hợp, bổ sung một số loại vitamin nhất định sẽ làm tình trạng bệnh của bạn tệ hơn. Một số vitamin có thể tương tác với một số loại thuốc và thực phẩm chức năng khác mà bạn sử dụng để điều trị tình trạng bệnh mãn tính của mình.
Các loại vitamin có thể điều trị chứng táo bón
Uống bổ sung các loại vitamin này có thể làm giảm chứng táo bón của bạn:
Vitamin C
Vitamin C là một vitamin tan trong nước. Vitamin C có tác dụng thẩm thấu trong hệ tiêu hóa, tức là nó sẽ giúp đẩy nước vào trong ruột, và làm phân mềm hơn.
Tuy nhiên, quá nhiều vitamin C có thể sẽ có hại cho bạn. Quá nhiều vitamin C có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng. Tình trạng này còn khiến một số người sẽ hấp thu quá nhiều sắt trong thực phẩm. Ngoài ra, trong một số trường hợp, quá nhiều vitamin C còn làm tình trạng táo bón của bạn nặng hơn.
Theo Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH), lượng vitamin C tối đa một người trưởng thành có thể dung nạp là 2.000mg. Lượng tối đa cho trẻ em dưới 18 tuổi dung nạp là từ 400-1.800mg, phụ thuộc vào từng lứa tuổi. Do vậy, liều khuyến cáo sử dụng vitamin C mỗi ngày nên thấp hơn những con số này.
Vitamin B5 hay còn được gọi là axit pantothenic. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Acta Vitaminologica et Enzymologica chỉ ra rằng, một dẫn xuất của vitamin B5 có tên là dexpanthenol có thể làm giảm chứng táo bón. Nó sẽ kích thích sự co thắt trong hệ tiêu hóa, do đó làm phân di chuyển dễ dàng hơn qua ruột.
Theo Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, liều khuyến nghị một ngày cho đa số người trưởng thành là 5 mg vitamin B5 một ngày. Đa số phụ nữ đang cho con bú nên sử dụng 7mg/ngày. Trẻ em dưới 18 tuổi nên uống từ 1.7-5mg/ngày, phụ thuộc vào từng lứa tuổi
Axit folic
Axit folic còn được biết đến với tên gọi là folate hoặc vitamin B9. Axit folic có thể làm giảm tình trạng táo bón bằng việc kích thích hình thành các axit tiêu hóa. Nếu lượng axit tiêu hóa của bạn thấp, thì việc tăng lượng axit này sẽ giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong đại tràng.
Nếu được, bạn hãy đặt mục tiêu bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic thay vì uống bổ sung axit folic. Các loại thực phẩm này thường cũng sẽ rất giàu chất xơ, bao gồm: rau bina, đậu đen, ngũ cốc ăn sáng hoặc gạo được bổ sung axit folic.
Đa số mọi người đều hấp thu rất nhiều axit folic từ chế độ ăn hàng ngày. Nhưng bạn có thể sẽ muốn bổ sung thêm axit folic. Theo NIH, lượng axit folic tối đa một ngày cho người trưởng thành là 1000 microgram (mcg). Đa số trẻ em từ 1-18 tuổi có thể uống tối đa 300-800mcg axit folic một ngày, phụ thuộc vào từng độ tuổi.
Vitamin B12
Thiếu vitamin B12 sẽ gây ra tình trạng táo bón. Nếu nguyên nhân táo bón của bạn là do thiếu vitamin B12, thì việc bổ sung loại vitamin này sẽ giúp làm giảm triệu chứng của bạn.
Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 hơn là việc uống bổ sung viên uống. Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: gan bò, cá hồi, cá ngừ.
NIH khuyến cáo rằng người trưởng thành nên bổ sung khoảng 2.4mcg vitamin B12/ngày, trẻ em dưới 18 tuổi nên bổ sung khoảng 0.4-1.8mcg/ngày, phụ thuộc từng lứa tuổi.
Vitamin B1
Vitamin B1 hay thiamine có thể hỗ trợ tiêu hóa. Khi lượng thiamine của bạn hạ xuống thấp, thì quá trình tiêu hóa của bạn sẽ diễn ra chậm hơn, và có thể sẽ dẫn đến táo bón.
Đa số phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 1.1mg thiamine một ngày, theo NIH. Đa số nam giới nên tiêu thụ khoảng 1.2mg /ngày. Trẻ em dưới 18 tuổi nên tiêu thụ từ 0.5-1mg/ngày, phụ thuộc vào tuổi.
Một số loại vitamin, bao gồm cả các chất khoáng như canxi và sắt, có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón của bạn. Một số thành phần có trong các loại viên nén vitamin, như lactose hoặc talc cũng có thể sẽ gây táo bón.
Nếu bạn nghi ngờ liều vitamin bạn uống hàng ngày là nguyên nhân gây táo bón, hãy trao đổi với bác sỹ. Bác sỹ có thể sẽ khuyến khích bạn ngừng bổ sung vitamin hoặc giảm liều hàng ngày của bạn. Nếu bạn uống vitamin để điều trị một tình trạng bệnh mãn tính nào đó, thì bạn không nên ngừng uống vitamin mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
Phản ứng phụ
Một số loại vitamin có thể sẽ gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi uống cùng các loại vitamin, thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc khác. Một số loại vitamin sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh sẵn có của bạn. Do vậy, bạn nên trao đổi với bác sỹ trước khi uống bất cứ loại vitamin nào để điều trị táo bón.
Tổng kết
Táo bón sẽ xảy ra với tất cả mọi người. Trong đa số các trường hợp, táo bón sẽ biến mất trong vài ngày. Nếu bạn đã thử sử dụng một trong số các loại vitamin trên để điều trị táo bón, thì bạn sẽ nhận thấy kết quả sau 3-5 ngày.
Nếu chứng táo bón của bạn không giảm đi, thì đã đến lúc bạn nên thử một loại thuốc nhuận tràng hoặc trao đổi với bác sỹ về các lựa chọn điều trị khác. Trong những trường hợp hiếm gặp, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng, như rách mô trực tràng hoặc bệnh trĩ.
Dự phòng táo bón
Thực hiện những cách sau đây để dự phòng chứng táo bón:
Một lối sống khỏe mạnh có thể giúp bạn dự phòng và điều trị được đa số các trường hợp táo bón. Nếu bạn bị táo bón nhiều hơn 1 tuần và không tìm được giải pháp bằng cách thay đổi lối sống hay dùng thuốc không kê đơn, hãy đi khám bác sỹ. Bạn có thể sẽ cần được chăm sóc y tế nhiều hơn.
Thông tin thêm trong bài viết: Các dạng vitamin E khác mà bạn cần biết
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.