#1: Bạn cần đi tiêu hàng ngày?
Hiểu lầm. Thói quen đi tiêu của mọi người đều khác nhau. Một số người thậm chí có thể đi tiêu 3 lần một ngày, nhưng một số khác có thể chỉ đi tiêu 3 lần một tuần. Việc đi tiêu một lần một tuần chỉ là hiện tượng phổ biến. Nhưng việc bạn đi tiêu vài ngày một lần cũng không sao cả, nếu bạn cảm thấy ổn. Nếu bạn đi tiêu dưới 3 lần/tuần thì bạn đã bị táo bón. Và chứng táo bón sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn đi tiêu ít hơn 1 lần/tuần.
#2: Táo bón sẽ tạo ra chất độc?
Hiểu lầm. Một số người tin rằng, việc bị táo bón sẽ khiến cơ thể hấp thu các chất độc hại có trong phân, dẫn đến các bệnh như viêm khớp, hen suyễn hoặc ung thư đại tràng. Chưa có bằng chứng nào cho thấy phân sản xuất ra các chất độc hại, cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy việc rửa ruột, dùng thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo phân có thể dự phòng ung thư hay các bệnh khác. Bản thân táo bón cũng không được coi là một căn bệnh.
#3: Bạn chỉ cần bổ sung thêm chất xơ?
Hiểu lầm. Đúng là đa số mọi người thường sẽ bị thiếu chất xơ, và việc cố gắng ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám là một việc làm tốt. Nhưng bạn cũng đừng quên uống thêm nhiều nước. Hãy bổ sung chất xơ một cách từ từ, để cơ thể có thể quen dần với việc này. Nếu bạn vẫn bị táo bón sau khi đã thực hiện những việc này, thì đó có thể là do những nguyên nhân khác, ví dụ như mắc một bệnh nào đó hoặc phản ứng phụ của một số loại thuốc.
#4: Nuốt kẹo cao su có thể sẽ bị tắc ruột?
Sự thật. Điều này đúng, nhưng chỉ là trong một số trường hợp hiếm gặp ở một số trẻ nhỏ. Đôi khi việc nuốt một lượng lớn kẹo cao su hoặc nuốt rất nhiều kẹo cao su một lúc có thể sẽ khiến hình thanh một khối gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, đặc biệt là nếu nuốt kẹo cao su cùng một số loại thực phẩm khó tiêu khác, ví dụ như các loại hạt. Tình trạng tắc ruột này có thể sẽ dẫn đến táo bón. Nhưng với đa số mọi người, kẹo sao su đều có thể đi qua đường tiêu hóa và bị thải ra ngoài, giống như đa số các loại thực phẩm khác.
#5: Đi du lịch có thể là vấn đề với chứng tao bón?
Sự thật. Đi du lịch có thể sẽ khiến chế độ ăn và lịch sinh hoạt hàng ngày của bạn bị thay đổi. Khi bạn đi du lịch, hãy cố gắng uống càng nhiều nước (đóng chai) càng tốt và thường xuyên vận động. Đi bộ trong khi chuyến bay của bạn đang bị delay, tập vài động tác giãn cơ chân nếu bạn đang đi du lịch trên thuyền. Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, ăn trái cây và rau xanh, tốt nhất là đã được nấu chín.
#6: Tâm trạng của bạn cũng ảnh hưởng đến chứng tao bón?
Sự thật. Trầm cảm có thể là nguyên nhân gây chứng táo bón hoặc làm chứng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Giảm căng thẳng bằng các cách như ngồi thiền, tập yoga, và các kỹ thuật thư giãn khác có thể sẽ giúp ích cho bạn. Mát xa và bấm huyệt cũng có thể sẽ giúp ích cho bạn. Mát xa tại vùng bụng sẽ làm thư giãn các cơ hỗ trợ ruột non, và do vậy, có thể sẽ giúp bạn đi tiêu thường xuyên hơn.
#7: Nhịn đi tiêu sẽ không ảnh hưởng gì cả
Hiểu lầm. Nhiều người vì lịch làm việc quá bận rộn mà thường sẽ nhịn đi tiêu. Tuy nhiên, việc lờ đi nhu cầu tối thiểu của cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái về mặt thể chất, và có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chứng táo bón. Một số người sẽ cảm thấy dễ đi tiêu hơn sau các bữa ăn, bởi đó là khi những dấu hiệu về nhu động ruột diễn ra mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, cho dù đó là lúc nào, nếu cơ thể cần đi tiêu, thì bạn cần đáp ứng nhu cầu đó ngay lập tức.
#8: Các thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân
Sự thật. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, tăng huyết áp và thuốc điều trị Parkinson có liên quan đến chứng táo bón. Hãy nói với bác sỹ về những dấu hiệu mà bạn gặp phải. Bạn có thể sẽ cần phải đổi thuốc. Viên sắt và viên uống bổ sung canxi có thể là vấn đề, đặc biệt là nếu bạn lại đang dùng một số loại thuốc khác cũng gây ảnh hưởng đến đường ruột.
#9: Tất cả các loại chất xơ đều giống nhau?
Hiểu lầm. Có 2 loại chất xơ. Chất xơ không hòa tan sẽ làm tăng trọng lượng của phân và giúp phân đi qua đường ruột nhanh hơn. Các nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan phổ biến bao gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, pasta và ngũ cốc. Chất xơ hòa tan sẽ tan trong nước, và có trong các loại đậu và một số loại thực phẩm làm từ thực vật khác.
#10: Mận rất hữu ích?
Sự thật. Loại quả nhỏ này rất nổi tiếng với tác dụng giảm táo bón một cách tự nhiên. Mận (kể cả mận khô) rất giàu chất xơ không hòa tan và sorbitol – một chất nhuận tràng tự nhiên. Trẻ em không thích ăn mận có thể cho trẻ uống nước mận hoặc pha nước mận với các loại nước trái cây khác để che giấu vị mận với trẻ.
#11: Uống nhiều nước có thể sẽ giúp ích?
Sự thật. Uống đủ nước có thể sẽ giúp giữ phân mềm và làm giảm chứng táo bón. Bạn có thể bổ sung nước bằng việc uống nước hoặc ăn các loại thực phẩm nhiều nước, ví dụ như trái cây và rau xanh. Hạn chế hoặc tránh sử dụng đồ uống có caffein và rượu, vì đây là những loại đồ uống có thể dẫn đến mất nước.
#12: Luyện tập thể thao sẽ giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn?
Sự thật. Nghỉ ngơi quá nhiều có thể sẽ khiến chứng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Sau khi bạn ăn một bữa ăn lớn, sau khi ăn, hãy đợi ít nhất một tiếng rồi mới bắt đầu luyện tập thể thao để cơ thể bạn có thời gian tiêu hóa thức ăn. Sau đó, hãy đứng dậy và bắt đầu luyện tập. Bạn có thể luyện tập từ 10-15 phút đi bộ, vài lần một ngày. Luyện tập nặng hơn cũng có thể sẽ có ích với bạn.
#13: Cà phê sẽ giúp bạn điều trị chứng táo bón?
Hiểu lầm. Đúng là caffein có thể kích thích các cơ của hệ tiêu hóa co thắt, và có thể giúp bạn đi tiêu. Nhưng, vì caffein là một chất có thể gây mất nước, nên thường sẽ không được khuyến nghị sử dụng để điều trị táo bón. Do vậy, nếu bạn bị táo bón, hãy tránh uống cà phê hoặc chọn loại cà phê đã tách caffein (decaf).
#14: Rửa ruột có thể sẽ giúp ích?
Hiểu lầm. Thụt tháo và rửa ruột có thể loại bỏ được các chất cặn bã của cơ thể, nhưng đây không phải là một cách hiệu quả để dự phòng hoặc chữa táo bón. Thụt tháo thậm chí còn có thể gây táo bón ở người cao tuổi, nếu thực hiện quá thường xuyên. Rửa ruột thường được thực hiện tại các cơ sở y tế, có thể gây tổn thương ruột và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Trước khi quyết định thực hiện các biện pháp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.
#15: Thuốc nhuận tràng sẽ có tác dụng ngay lập tức.
Hiểu lầm. Tác dụng của thuốc nhuận tràng sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc. Viên đạn đặt hoặc thuốc xổ có thể sẽ có tác dụng trong vòng một giờ. Loại thuốc tạo thêm khối cho phân có thể sẽ mất vài ngày mới có tác dụng, loại thuốc kích thích sẽ có thể sẽ mất vài giờ. Nhưng cho dù bạn dùng loại nào, bạn cũng không nên sử dụng trong thời gian quá dài, nếu không, chính những loại thuốc nhuận tràng này có thể sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa khác. Tình trạng táo bón thường sẽ kéo dài trong vài ngày. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn cần phải sử dụng thuốc nhuận tràng dài hơn 2 tuần.
#16: Các thuốc làm mềm phân cũng giúp nhuận tràng?
Sự thật. Các thuốc làm mềm phân có thể dự phòng tình trạng táo bón bằng cách làm phân hấp thu nhiều nước ở trong ruột hơn. Phân mềm sẽ di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Cũng giống như các thuốc nhuận tràng khác, bạn chỉ nên sử dụng thuốc làm mềm phân trong một khoảng thời gian ngắn.
#17: Dầu thầu dầu (castor oil) có thể điều trị táo bón?
Hiểu lầm. Đây là một loại dầu từ lâu được cho là có tác dụng nhuận tràng, nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng. Cũng giống như các loại thuốc nhuận tràng khác, bạn không nên sử dụng loại dầu này trong thời gian dài. Bởi sử dụng dầu thầu dầu trong thời gian dày sẽ khiến cơ thể khó hấp thu một số chất dinh dưỡng hoặc thuốc hơn. Nếu bạn sử dụng quá nhiều dầu thầu dầu, nó có thể làm tổn thương các cơ đường ruột, các dây thần kinh và các mô ở đường ruột, và có thể gây ra chứng táo bón.
#18: Táo bón là vấn đề bình thường ở tuổi già?
Hiểu lầm. Những người cao tuổi thường dễ bị táo bón hơn. Nhưng đây không phải là một vấn đề thường đi kèm với tuổi già mà có thể xảy ra với bất cứ lứa tuổi nào, kể cả lứa tuổi trẻ hơn. Táo bón là một tình trạng phổ biến và thường không kéo dài, và đa số các trường hợp đều không nghiêm trọng. Nhưng hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu chứng táo bón của bạn không giảm đi sau khi bạn đã bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và luyện tập nhiều.
#19: Phân có lẫn máu là bình thường?
Hiểu lầm. Có máu trong phân luôn là một tình trạng nghiêm trọng. Bạn nên gọi bác sỹ càng sớm càng tốt sau khi tình trạng này xảy ra. Máu màu đỏ tươi thường là do trĩ hoặc rách ở lớp niêm mạc hậu môn. Táo bón và căng tức trong nhu động ruột cũng có thể sẽ khiến phân bạn có máu. Phân có màu nâu hoặc đen như nhựa đường thường sẽ có nghĩa là bạn bị chảy máu ở các phần cao hơn trong hệ tiêu hóa.
Thông tin thêm về chứng táo bón trong bài viết: 11 nguyên nhân không ngờ gây táo bón
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.