Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 chỉ số sức khỏe cần theo dõi thường xuyên

Cùng tìm hiểu những chỉ số sức khỏe cần được theo dõi thường xuyên:

6 chỉ số sức khỏe cần theo dõi thường xuyên

Những chỉ số sức khỏe cụ thể sẽ cho bạn biết chính xác tình hình sức khỏe của mình. Vậy tại sao bạn không thường xuyên theo dõi chúng để có những điều chỉnh kịp thời nhỉ?

1. Lượng calo tiêu thụ hàng ngày

Hầu hết phụ nữ cần cần khoảng 2000 Kilocalo (Kcal) mỗi ngày để có một sức khỏe tốt và ở nam giới là 2550. Tùy thuộc vào mức hoạt động của bạn, nhưng thông thường cần khoảng 300-400 Kcal cho bữa sáng, 500-600 Kcal cho bữa trưa và 600-700 Kcal cho bữa tối và khoảng 3 bữa phụ, mỗi bữa 100-200 Kcal. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy ăn giảm đi 500 Kcal.

2. Vòng eo

Vòng eo là một trong số những cách tốt nhất để đánh giá sự ảnh hưởng của trọng lượng đến sức khỏe tim mạch. Những tế bào mỡ không chỉ dự trữ năng lượng du thừa, mà khi cơ thể tích mỡ bụng, các tế bào này còn giải phóng ra các chất hóa học gây viêm. Khi đó, bạn sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, kháng Insulin, và các hội chứng rối loạn chuyển hóa khác. Ở phụ nữ, nguy cơ này tăng lên khi vòng eo trên 89 cm. Ở nam giới, giới hạn này là 101 cm. Vậy cách tốt nhất để đo vòng eo là gì? Quấn thước dây xung quanh rốn và giữ cho nó căng ra nhưng không quá chặt.

Một cách chính xác hơn nữa là sử dụng chỉ số vòng eo/ vòng mông (chia vòng eo ở vị trí nhỏ nhất cho vòng mông ở vị trí lớn nhất). Chỉ số này trên 0,9 ở nam hoặc trên 0,85 ở nữ là biểu hiện của béo trung tâm và có thể dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa.

3. Mức LDL và HDL

Bạn cần biết được các chỉ số mỡ máu của mình, không chỉ lượng cholesterol toàn phần mà còn LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt). Mục tiêu của bạn là cần duy trì cholesterol toàn phần ở mức dưới 5,2 mmol/l, mức LDL dưới 3,5 mmol/l hoặc dưới 2 mmol/l, chỉ số HDL là từ 1,3 mmol/l trở lên.

4. Huyết áp

Huyết áp có thể tăng hoặc giảm đôi chút trong ngày. Nhưng khi trị số này luôn duy trì ở mức cao, bạn có thể bị tăng huyết áp và có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, các bệnh lí tim mạch và đột quỵ.

Khi huyết áp tăng trên 140/90 mmHg được chẩn đoán là tăng huyết áp nhưng nếu nó ở giữa 120/80 và 139/89, bạn vẫn có nguy cơ và nên thực hiện các bước để phòng ngừa tăng huyết áp.

Bác sĩ sẽ đo huyết áp cho bạn mỗi lần bạn đi khám bệnh nhưng bạn cũng có thể cần một máy đo huyết áo tại nhà để theo dõi thường xuyên hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể tự đo ở nhà và không cần đến bác sĩ kiểm tra. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết thời gian cần đến tái khám.

5. Lượng triglycerid

Triglycerid được sản xuất ra từ chất béo và tinh bột mà bạn ăn vào, chúng được chuyển hóa và dự trữ trong các tế bào mỡ. Triglycerid cũng được giải phóng từ các mô mỡ khi cơ thể cần thêm năng lượng giữa các bữa ăn. Tuy nhiên, nồng độ triglycerid trong máu cao có liên quan đến bệnh lí mạch vành, đặc biệt là ở phụ nữ. Khi bạn có nồng độ triglycerid cao đi kèm với lượng HDL thấp, bạn sẽ tăng nguy cơ đề kháng insulin và các rối loạn chuyển hóa khác. Lượng triglycerid bình thường là dưới 1,7 mmol/l.

6. Nhịp tim vào buổi sáng

Nhịp tim là số lần đập của tim trong một phút. Thường xuyên theo dõi nhịp tim khi nghỉ ngơi vào buổi sáng sẽ giúp bạn có một kế hoạch tập luyện để tăng cường sức khỏe tim mạch. Ví dụ, thông thường khi nghỉ ngơi, nhịp tim dao động trong khoảng 60-90 lần/ phút. Ở những người khỏe mạnh, nhịp tim có xu hướng thấp hơn vì cơ tim của họ còn tốt. Nhưng nếu bạn không thường xuyên tập luyện và nhịp tim của bạn thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình thường, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.

Bạn cần có một chiếc đồng hồ khi đếm nhịp tim. Tốt nhất bạn nên bắt mạch ở cổ tay hoặc ở cổ vì nó nằm ngay dưới da. Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bạn lên vị trí mạch đập với áp lực vừa phải đủ để cảm nhận được nhịp đập và đếm số lần mạch nảy vào tay của bạn trong 60 giây.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra nhịp tim vào buổi sáng khi mới ngủ dậy và sau khi luyện tập. Đánh giá trị số cao nhất khi sau khi luyện tập và khoảng thời gian để nó trở lại trị số bình thường khi bạn nghỉ ngơi. Khoảng thời gian này càng giảm thì bạn càng khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu rõ các chỉ số khi đo huyết áp

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm