Thận có chức năng lọc chất thải và độc tố khỏi máu, cân bằng chất lỏng, duy trì sức khỏe tổng thể... Việc giữ cho thận khỏe mạnh là vô cùng quan trọng, vì việc "lạm dụng" thận trong thời gian dài thậm chí có thể dẫn đến suy thận hoàn toàn và không thể phục hồi. Giải độc thận (hay còn gọi là thải độc thận, làm sạch thận) là quá trình hỗ trợ thận loại bỏ hiệu quả hơn các chất thải, độc tố và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó tối ưu hóa chức năng thận và duy trì sức khỏe tổng thể.
Đây không phải là một phương pháp y tế cụ thể hay một liệu trình "thanh lọc" cấp tốc mà một số quảng cáo cường điệu. Theo TS.BS Hoàng Long – Phó trưởng khoa, Khoa Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Việt Đức, giải độc thận chủ yếu dựa trên các nguyên tắc sống và ăn uống lành mạnh để giúp thận hoạt động tốt nhất khả năng của nó.
Thời gian gần đây, báo chí và trên các trang mạng liên tục đưa tin và cảnh báo về tình trạng suy thận đang ngày càng trẻ hóa, trở thành một gánh nặng lớn cho y tế và gia đình. Nhiều trường hợp bệnh nhân dưới 30 tuổi, thậm chí có những trường hợp chỉ mới 15-16 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối.
Các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân đều ghi nhận có sự gia tăng số lượng bệnh nhân suy thận trẻ tuổi. Thậm chí có nơi, 1/3 lượng bệnh nhân tại phòng khám nội thận là người dưới 40 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân dưới 30 tuổi ngày càng tăng.
Điểm chung của nhiều trường hợp là bệnh nhân thường chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối (giai đoạn 3, 4, hoặc 5), lúc thận đã tổn thương nặng và khó có thể đảo ngược. Nhiều người hoàn toàn bất ngờ vì trước đó không có triệu chứng rõ ràng.
Nguyên nhân chính được chỉ ra tập trung vào lối sống thiếu khoa học. Việc thức khuya kéo dài, uống ít nước, nhịn tiểu làm nước tiểu cô đặc, tăng nguy cơ sỏi thận và tích tụ độc tố.
Bên cạnh đó, lạm dụng nước ngọt có gas thay vì nước lọc, cùng với chế độ ăn uống không lành mạnh ưu tiên thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối và chất béo, đều tạo gánh nặng lớn cho thận. Ít vận động dẫn đến béo phì, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp – những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây suy thận. Ngoài ra, lạm dụng thuốc (giảm đau, kháng sinh không theo chỉ định, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc) và các bệnh lý nền không được kiểm soát tốt như đái tháo đường, tăng huyết áp, gout cũng góp phần thúc đẩy bệnh tiến triển. Một số trường hợp suy thận ở người trẻ còn do dị tật bẩm sinh về thận.
Vì vậy, cộng đồng mói chung, giới trẻ nói riêng cần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống lành mạnh và thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Đọc thêm tại bài viết sau: 10 dấu hiệu cảnh báo suy thận
Để hỗ trợ quá trình giải độc thận một cách tự nhiên và hiệu quả, nên tập trung vào một chế độ ăn uống giàu các loại thực phẩm có đặc tính lợi tiểu, chống oxy hóa, chống viêm và ít gây gánh nặng cho thận.
Nước chanh pha loãng giúp giải độc thận nhờ thành phần acid citric.
Nước lọc: Được cho là quan trọng nhất, uống đủ nước (khoảng 2-3 lít/ngày tùy cơ địa và mức độ hoạt động) là cách hiệu quả nhất để giúp thận đào thải chất thải và độc tố qua nước tiểu.
Nước chanh pha loãng: Chứa acid citric giúp tăng citrate trong nước tiểu, ngăn ngừa sỏi thận và giúp tống chất thải.
Nước ép dưa hấu: Có đặc tính lợi tiểu nhẹ, giàu lycopene và giúp điều hòa độ acid của nước tiểu.
Trà thảo mộc:
Những thực phẩm này giúp giảm viêm, bảo vệ tế bào thận khỏi tổn thương và hỗ trợ tiêu hóa, gián tiếp giảm gánh nặng cho thận.
Rau lá xanh đậm:
Các loại trái cây:
Đậu thận: Được đặt tên theo hình dạng, chúng giàu chất xơ, vitamin B, và khoáng chất giúp loại bỏ chất thải.
Đậu gà: Giàu protein thực vật, chất xơ và một lượng canxi đáng kể.
Đậu lăng: Nguồn chất xơ, protein, sắt và folate.
Hạnh nhân: Cung cấp magie và canxi.
Hạt chia, hạt lanh: Giàu omega-3 (có đặc tính chống viêm) và chất xơ.
Hạt vừng: Chứa canxi và magie.
Giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, gián tiếp bảo vệ thận.
Dầu ô liu nguyên chất: Giàu chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa.
Quả bơ: Cung cấp chất béo không bão hòa đơn, kali (cần kiểm soát nếu có bệnh thận nặng) và vitamin.
Canxi giúp liên kết oxalat, giảm hấp thụ và bài tiết oxalat, có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Đậu phụ (chế biến bằng canxi sulfate): Nguồn canxi thực vật dồi dào.
Sữa thực vật tăng cường canxi (sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa yến mạch): Cung cấp lượng canxi tương đương sữa bò.
Rong biển: Một số loại như wakame, kombu rất giàu canxi.
Đọc thêm tại bài viết sau: Các phương pháp điều trị suy thận phổ biến hiện nay
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là một trong những chìa khóa giúp bạn nâng cao sức khỏe, tránh mắc các bệnh mạn tính, thậm chí có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bản thân với các chuyên gia đầu ngành, hãy liên hệ Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Holtine 0935.18.3939 / 024.3633.5678
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là một trong những chìa khóa giúp bạn nâng cao sức khỏe, tránh mắc các bệnh mạn tính, thậm chí có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bản thân với các chuyên gia đầu ngành, hãy liên hệ Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Holtine 0935.18.3939 / 024.3633.5678
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.