Chất chống oxy hóa có trong thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau củ.
Lợi ích của chất chống oxy hóa
Gốc tự do (free radical) trong cơ thể luôn luôn được tạo ra khi cơ thể tiêu hóa thức ăn và phản ứng với môi trường. Các yếu tố làm tăng sản xuất các gốc tự do có thể xuất phát từ bên trong (như tình trạng viêm nhiễm) hoặc bên ngoài (như ô nhiễm không khí, tiếp xúc với tia cực tím và khói thuốc lá, hóa chất công nghiệp…).
Tình trạng stress oxy hóa xảy ra khi số lượng các gốc tự do vượt quá khả năng tự cân bằng của cơ thể. Theo thời gian, các gốc tự do góp phần làm tổn thương tế bào, thúc đẩy quá trình lão hóa và dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có ung thư.
Các chất chống oxy hóa là các phân tử có khả năng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó, chúng giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương cho các tế bào gây ra bởi các gốc tự do, giữ cho các tế bào của cơ thể bạn khỏe mạnh. Bổ sung các chất chống oxy hóa góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các tác nhân gây bệnh.
Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi quá trình oxy hóa.
Chất chống oxy hóa có trong trái cây, rau củ và các sản phẩm có nguồn gốc thực vật như: Trà, cà phê, chocolate, rượu vang… Có hàng ngàn vi chất, vitamin và hợp chất dinh dưỡng có tính chất chống oxy hóa với độ mạnh yếu khác nhau. Dưới đây là một số chất chống oxy hóa phổ biến nhất:
- Vitamin A: Chế phẩm từ sữa, trứng, gan động vật.
- Vitamin C: Rau lá xanh, cà chua, ớt chuông, trái cây họ cam chanh, dâu tây, kiwi, dưa lưới.
- Vitamin E: Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hướng dương), quả bơ, rau lá xanh, ớt đỏ.
- Beta-carotene: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cam, ớt chuông, củ dền, bông cải, cải xoăn kale, dưa vàng.
- Catechin: Lá trà xanh.
- Lutein: Rau lá xanh, ngô, cam, đu đủ.
- Lycopene: Cà chua, ớt đỏ, bưởi, ổi, dưa hấu.
- Polyphenol: Nho, trà xanh, quả mọng (việt quất, dâu tây), táo, hành, rượu vang đỏ.
- Selenium: Các loại hạt, ngũ cốc (gạo lứt, lúa mạch), cá và hải sản, hạt họ đậu, phô mai, trứng.
Cách bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể
Ăn rau củ quả đa dạng màu sắc
Rau củ quả có màu sắc khác nhau sẽ chứa các nhóm chất chống oxy hóa riêng. Do đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Sử dụng nhiều gia vị
Bổ sung gia vị giàu chất chống oxy hóa vào bữa ăn hàng ngày.
Muối, đường không phải các gia vị duy nhất để nêm nếm khi nấu ăn. Bạn nên dùng thêm các nguồn chất chống oxy hóa từ rau thơm, thảo mộc, gia vị như: Nghệ, gừng, hạt thì là, quế, hạt tiêu…
Bổ sung các loại hạt vào bữa sáng
Bạn có thể thêm các loại hạt hạch giàu chất béo và vitamin E vào bữa sáng như: Hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều…
Uống trà xanh thường xuyên
Trà xanh không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ hàm lượng cao catechin – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Chế biến đúng cách
Một số chất chống oxy hóa trong thực phẩm dễ phân hủy bởi nhiệt (như vitamin C, E). Do đó, bạn nên sử dụng đa dạng các phương pháp chế biến, từ nấu chín, làm salad… để cải thiện hàm lượng chất chống oxy hóa trong thực phẩm. Ví dụ, hàm lượng lycopene trong cà chua tăng cao khi được nấu chín.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là nguồn bổ sung chất chống oxy hóa hiệu quả.
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn thực phẩm chức năng bổ sung chất chống oxy hóa, phổ biến nhất là vitamin C. Tuy nhiên, hàm lượng vi chất trong thực phẩm chức năng thường cao hơn thực phẩm tươi. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia về liều lượng phù hợp trước khi sử dụng.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Chất chống oxy hóa và đục thủy tinh thể.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.