Theo ThS. BS Nguyễn Hồng Hà – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam: Dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại Hà Nội có diễn biến phức tạp nên bất cứ ai đều có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào nếu không biết tự bảo vệ chính mình. Vì lẽ đó không nên hoảng hốt mà hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội.
(Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia, khi một người trong nhà đã có xét nghiệm xác nhận dương tính, việc đầu tiên cần làm là làm test COVID-19 cho tất cả mọi người trong gia đình.
Tiếp theo là chuẩn bị một phòng cách ly cho F0. Chỉ một người chăm sóc cho F0, tất cả những người khác trong gia đình nên được cách ly riêng rẽ với nhau, ngay cả các bữa ăn cũng nên tránh ăn cùng nhau.
Các F1 chăm sóc người bệnh luôn cần ý thức tránh để mình bị lây bệnh, vì trong tình huống hiện nay họ chính là chỗ dựa cho những người khác (như con cái, cha mẹ già…).
Với các bệnh nhân điều trị tại nhà không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly. Không sử dụng chung vật dụng với người khác. Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.
Trường hợp cần có người hỗ trợ, chăm sóc, người đó phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc. Bên cạnh đó, ngoài việc uống thuốc, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động nâng cao sức khoẻ... để giúp cơ thể nhanh chiến thắng COVID-19.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân F0 được chăm sóc tại nhà hoặc khu cách ly
Rất nhiều các công trình nghiên cứu cho thấy, ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng trong suốt quá trình mắc Covid-19 sẽ giúp người bệnh tránh bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống đỡ sự tấn công của virus, và các tác nhân khác như vi khuẩn, vi nấm.
Cục An toàn thực phẩm phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng quốc gia xây dựng khuyến cáo dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 cách ly tại nhà và tập trung, trong đó khuyến cáo cần đảm bảo 6 nguyên tắc dinh dưỡng:
(Ảnh minh họa)
Thứ nhất: Đảm bảo bệnh nhân F0 được cung cấp đủ thực phẩm, cần ăn đủ 3 bữa chính. Mỗi bữa cần đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: ngũ cốc, khoai củ; thịt cá, tôm, trứng sữa, đậu đỗ; dầu mỡ; rau xanh và quả chín.
Chế độ ăn uống cần cung cấp đủ lượng khoáng chất và vitamin giúp cơ thể đảm bảo đủ số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể, điều này rất quan trọng khi cơ thể tăng cường phản ứng với tình trạng nhiễm trùng.
Thứ hai: Chế độ ăn cần cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất, để giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Cần ăn đủ lượng thịt, cá trứng, trong đó lượng thịt cá, trứng (200-250g/ngày); rau xanh 300 - 400g/ngày và quả chín từ 200-300g/ngày.
Thứ ba: Trong trường hợp mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác vẫn ăn đủ bữa và số lượng thực phẩm, có thể thay đổi cách chế biến thành các dạng thực phẩm lỏng như cháo, súp, chia làm nhiều bữa nhỏ hoặc thay thế bằng các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng từ 1-3 lần/ngày.
Thứ tư: Đặc biệt lưu ý phòng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng cho những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai bằng cách tăng cường chế độ ăn. Với người bệnh nền phải thực hiện uống thuốc theo đơn của bác sĩ và có chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
Thứ năm: Uống đủ nước, mỗi ngày uống 1,6 - 2,4 lít nước, tương đương 8 - 12 ly thủy tinh, có thể uống thêm nước ép rau củ, quả. Hạn chế sử dụng nước ngọt, đồ uống có cồn, gas.
Thứ sáu: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm, đọc kỹ nhãn mác trước khi sử dụng.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: F0 khỏi bệnh có miễn dịch được bao lâu?
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…
Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.