Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh alzheimer nên có chế độ dinh dưỡng thế nào?

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh alzheimer cần lưu ý gì, món nào nên ăn, thực phẩm nào cần hạn chế, người bệnh alzheimer bị khó nuốt thì nên ăn món gì…

1. Các yếu tố gây bệnh alzheimer cho người lớn tuổi?

Bệnh alzheimer là căn bệnh gây mất trí nhớ. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh alzheimer. Tuy nhiên, người ta thấy có những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh này:

  • Nhóm người từ 65 tuổi trở lên,

  • Các nhóm đối tượng mắc bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, xơ vữa Động mạch,

  • Những người bị chấn thương đầu

  • Những người sống trong môi trường ít giao tiếp xã hội

  • Nhóm người có lối sống thiếu lành mạnh như uống rượu bia nhiều.

2. Bệnh alzheimer có phải là bệnh di truyền hay không?

Bệnh lý này có liên quan đến yếu tố gia đình. Ví dụ như trong gia đình ông nội hay ba đều bị alzheimer, nguy cơ của mình sẽ cao hơn các thành viên khác không có bệnh lý này.

Tuy nhiên, khoa học cho thấy chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như chế độ vận động và lối sống có khoa học sẽ chống được bệnh alzheimer. Người bệnh vẫn có khả năng phòng ngừa được bệnh lý này.

3. Triệu chứng của alzheimer trong từng giai đoạn là gì?

Các nhà khoa học phân chia bệnh alzheimer thành 7 giai đoạn, tùy theo diễn tiến của bệnh.

Giai đoạn đầu tiên, bệnh chưa biểu hiện triệu chứng gì. Sự xuất hiện của triệu chứng như suy giảm nhận thức mức độ nhẹ cho đến vừa (trung bình), nặng, trầm trọng và rất trầm trọng.

Khi ở giai đoạn rất trầm trọng, suy giảm nhận thức diễn ra rất nặng. Hầu như bệnh nhân không thể chăm sóc bản thân hoặc làm việc cá nhân, ví dụ như họ không thể tự mặc đồ, làm vệ sinh cá nhân, phải có người đút ăn.

Còn ở giai đoạn cuối hay rất nặng, người bệnh sẽ không tiếp xúc với người thân.

4. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị alzheimer?

Tùy theo diễn biến bệnh của bệnh nhân, có những giai đoạn nhẹ hay trầm trọng hơn. Chế độ dinh dưỡng cũng vậy, chúng ta cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bệnh nhân để người bệnh tránh bị suy dinh dưỡng, mất cơ...

Để người bệnh dễ ăn, thức ăn phải mềm, chia nhỏ các bữa ăn và cần cho bệnh nhân uống đủ nước. Mỗi lần uống nước không được uống quá nhiều và trước khi ăn mình phải phụ giúp.

Có một số bệnh nhân nuốt rất khó. Đối với những trường hợp đó, cần chế biến các thực phẩm dưới dạng sệt để họ nuốt dễ hơn. Đồng thời cần phải cho bệnh nhân khám để bác sĩ có chế độ dinh dưỡng chặt chẽ hơn.

5. Bệnh nhân alzheimer cần ăn gì và không nên ăn gì?

Họ có thể áp dụng chế độ ăn MIND, là sự phối hợp của chế độ dinh dưỡng của Địa Trung Hải và chế độ ăn DASH, tức là chế độ dinh dưỡng hạn chế tình trạng cao huyết áp. Chế độ ăn này rất lành mạnh, giúp hạn chế tình trạng lão hóa thần kinh và tốt cho hệ tim mạch của cơ thể. Chế độ này đưa ra những lời khuyên về ăn uống:

  1. Trong một ngày, mình ăn ngũ cốc nguyên hạt ba lần.

  2. Ăn rau xanh sáu lần một tuần. Mỗi ngày, chúng ta cần có ba bữa rau xanh.

  3. Nên ăn cá một lần một tuần, cần ăn thêm ít nhất ba lần thịt nạc gia cầm: thịt nạc ức gà, ăn ba lần các loại đậu. Có một ngày mình sẽ hầm đậu hoặc nấu nửa cơm nửa đậu.

  4. Chúng ta nên nấu bằng dầu ô liu. Đồng thời chúng ta cần hạn chế đồ ngọt, fast food, dầu chiên đi chiên lại, mỡ động vật, thịt bò…

  5. Nên ăn hạt 5 lần/tuần.

  6. Rượu vang cũng đóng vai trò trong việc chống oxy hóa và nó cũng tốt cho não. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống quá nhiều vì họ chỉ nên uống một hay hai ly. Đối với rượu vang, liều tối đa là 150ml một ngày

  7. Chế độ dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa như vitamin A, vitamin C và những chất tốt cho hệ thần kinh như folate và vitamin B12.

  8. Trong chế độ ăn mint, người bệnh alzheimer cần dùng quả mọng ít nhất 2 lần.

6. Có đúng là bệnh nhân bị alzheimer mất cảm giác trong ăn uống không?

Thường các bệnh nhân trong giai đoạn đầu chưa có biểu hiện rõ rệt. Ở giai đoạn suy giảm nhận thức thấy rõ hơn, họ cũng có các rối loạn về mặt dinh dưỡng đi kèm ví dụ như họ sẽ biếng ăn, họ sẽ mất cảm giác thèm ăn, ăn không còn thấy ngon miệng.

Thậm chí một số người sẽ thay đổi khẩu vị ăn ví dụ như họ sẽ thích ăn đồ mặn hơn hay ngọt hơn. Có nhiều người không ăn món giống trước đây, đó là thay đổi về thói quen ăn uống.

7. Người nhà cần lưu ý gì khi chăm sóc bệnh nhân alzheimer?

Các bệnh nhân này bị suy giảm về nhận thức, người nhà phải rất cẩn thận, tức là tránh đi lạc. Nhiều khi người bệnh alzheimer bị mất định hướng về không gian, thời gian nên cần phải có người đi theo. Khi họ tập thể dục cũng cần phải có người giúp: nắm tay để đi bộ...

Tập thể dục cũng có liên quan đến vấn đề phòng ngừa Alzheimer. Người cao tuổi chưa bị bệnh alzheimer cần tập thể dục hằng ngày để phòng ngừa bệnh. Đối với người bệnh, tùy thuộc vào tình trạng cá nhân. Họ có thể chọn việc nhẹ nhàng để hợp tác. Thậm chí họ có thể mời vật lý trị liệu tập cho các trường hợp bị suy giảm nhận thức nặng.

Môi trường sống cũng phải an toàn, tránh các vật nhọn vì họ có thể đưa tay chạm vào.

Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cho người bệnh alzheimer có cuộc sống tốt, phòng ngừa vấn đề suy dinh dưỡng, đầy đủ chất chống oxy hóa, chất tốt cho não bộ, người chăm sóc cũng cần quan tâm nhiều đến cách chăm sóc và lối sống sinh hoạt hằng ngày.

Luyện tập rất quan trọng trong việc phòng bệnh alzheimer, trong công việc hằng ngày ta cần chọn các công việc mang tính trí óc (nhớ nhiều điều) vì nó tốt cho bộ não.

Đối với bệnh nhân bị bệnh alzheimer, người nhà có thể cho bệnh nhân tập chơi game của trẻ em, làm các phép tính cộng trừ hay giúp họ nhớ tên những người mới gặp hay mới quen.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khác nhau giữa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
Xem thêm