Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch: mối quan hệ mật thiết

Thực tế cho thấy rằng béo phì đang dấy lên một hồi chuông cảnh báo đối với sức khỏe tim mạch của chúng ta.

Béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển một số vấn đề tim mạch.

Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu tiến hành về vấn đề này. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng những người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì trong độ tuổi từ 40 đến 59 có nguy cơ gia tăng đáng kể (cao hơn 21-85%) mắc các bệnh tim mạch so với những người cùng tuổi có cân nặng bình thường.

Những người thừa cân được xác định là có chỉ số khối cơ thể (BMI) giữa 25 -29.9 (theo chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO) và 23-24.9 (đối với người châu Á), hoặc béo phì (chỉ số BMI từ 30 trở lên theo chuẩn của Tổ chức y tế thế giới WHO và từ 25 trở nên đối với người châu Á). Những người này có nguy cơ cao hơn phát triển bệnh tim mạch trong độ tuổi trẻ hơn so với những người bình thường. Thực tế các nghiên cứu đã chứng minh những người béo phì có tuổi thọ thấp hơn.

Mối liên quan giữa bệnh tim mạch và béo phì rất phức tạp. Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển nhiều yếu tố khác của bệnh tim mạch. Nó cũng gây nên quá trình viêm có thể làm tổn thương hệ tim mạch, có thể dẫn đến những thay đổi về cấu trúc và chức năng của tim.

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về những ảnh hưởng đó:

Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch

Các yếu tố nguy cơ bao gồm tăng huyết áp, bất thường về cholesterol, đái tháo đường typ 2. Tất cả những nguy cơ liệt kê ở trên đều làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, một nhóm yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, bao gồm huyết áp cao, HDL thấp (HDL là cholesterol tốt cho sức khỏe), mức triglycerid cao, mức đường máu cao và chu vi vòng eo lớn (theo chuẩn của WHO: phụ nữ > 88cm, nam giới > 102cm; đối với người châu Á: phụ nữ > 80 cm, nam giới > 90 cm).

Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi huyết áp cao do béo phì tác động vào mảng bám ở các động mạch và làm cho nó bong ra gây ra cơn đau tim.

Béo phì làm tăng chứng ngưng thở khi ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ tắc khiến giấc ngủ bị gián đoạn, làm cho nhiều người thực sự khó chịu. Không chỉ vậy, nó còn là một yếu tố tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường typ 2 và tim mạch. Trong thực tế, một nghiên cứu cho thấy những người thừa cân bị ngưng thở khi ngủ mức độ nhẹ có khả năng mắc cao hơn những hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, tiền đái tháo đường và bất thường cholesterol (đặc biệt là mức triglycerid cao).

Béo phì có liên quan đến tình trạng viêm tiềm ẩn

Tình trạng viêm tiềm ẩn và các yếu tố gây viêm nó giải phóng ra là tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch và hình thành mảng bám trên thành mạch. Béo phì cũng giải phóng các chất trong máu có thể làm vỡ mảng bám, dẫn đến những cơn đau tim. Béo phì giống như một hình thức làm “vỡ kính” động mạch của chúng ta.

Béo phì làm giảm khả năng hoạt động của tim

Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển rung nhĩ, một loại nhịp tim nhanh bất thường (loạn nhịp) ở các buồng tim phía trên (tâm nhĩ), từ đó có thể thúc đẩy sự hình thành các cục máu đông dẫn đến đột quỵ, suy tim, và các bệnh tim khác. Bên cạnh đó, béo phì có thể dẫn đến phì đại tim bởi nguyên nhân từ việc tăng huyết áp không được điều trị.

Cân nặng nhiều hơn, tim của bạn phải làm việc vất vả hơn

Đúng vậy, cân nặng của bạn đang đặt quả tim vào trạng thái căng thẳng gia tăng, đặc biệt là trong suốt giai đoạn nghỉ ngơi của chu kỳ tim (thì tâm trương). Khi tim chứa đầy máu, áp lực sẽ tăng lên. Theo thời gian, điều đó có thể là nguyên nhân gây suy tim.

Đây không chỉ là vấn đề những con số trên tỉ lệ bởi trọng lượng cân cũng ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ tim mạch của bạn. Nói một cách đơn giản, lượng mỡ thừa tăng lên ở bụng (thường gọi là béo trung tâm hay béo bụng) sẽ liên quan đến tình trạng viêm tăng lên, gây hại cho tim. Lượng mỡ dư thừa cũng làm tăng mức triglyceride – một thành phần trong mảng bám. Đó là lí do tại sao số đo vòng eo của bạn thực sự là vấn đề cần quan tâm bên cạnh trọng lượng cơ thể.

Hành động để bảo vệ trái tim

Không phải toàn bộ những tin trên đều xấu. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Khi mọi người giảm ít nhất 2.5 kg, chúng ta có thể bắt đầu nhìn thấy những cải thiện trong huyết áp, đường máu, mức cholesterol, và các tác nhân gây viêm khác. Tất cả đều thay đổi theo hướng có lợi cho tim của bạn.

Thật vậy, giảm trọng lượng dư thừa giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch cũng như phòng bệnh tái phát (ngăn chặn một cơn đau tim hoặc một biến cố tim mạch khác nếu trước đây bạn đã từng bị). Để đề phòng bệnh tái phát bạn cần uống thuốc, tuy nhiên điều này sẽ ít hơn nếu bạn giảm cân.

Giảm cân không phải là một qua trình dễ dàng nhưng cách tốt nhất để giảm cân là cải thiện chế độ ăn và thói quen luyện tập với mục tiêu giảm 0.5 kg/tuần. Nên nhớ rằng nếu BMI của bạn ở mức cao, sẽ an toàn hơn nếu bạn áp dụng một chương trình giảm cân được giám sát về mặt y tế hơn là thực hiện theo cách riêng của bạn. Nếu bạn đang giảm cân theo cách của riêng mình, hãy ăn một chế độ ăn nhiều trái cân và rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá béo, thịt gia cầm bỏ da, các loại hạt, đậu và các loại dầu ăn lành mạnh như dầu o-liu, quả óc chó, hoặc dầu nho. Tránh ăn đường, đồ ăn chế biến sẵn và đồ chiên xào. Với việc tập thể dục, hãy phối hợp các bài tập aerobic và đào tạo trọng lượng cơ thể để tăng khối lượng cơ và giảm mỡ.

Đã có những bằng chứng cho thấy việc thực hiện các bước trên tạo ra sự khác biệt trong sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu tìm ra rằng người trưởng thành trong độ tuổi 18-35 có BMI trong khoảng 25-40 đã thực hiện chương trình giảm cân giảm trung bình 8 kg sau 6 tháng bằng cách tăng mức hoạt động thể chất và cải thiện tổng lượng cholesterol, huyết áp, và mức đường huyết. Giảm cân sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch – bởi vì nó làm thay đổi huyết áp, sự nhạy cảm insulin và mức triglycerite. Thật là một tin tức tuyệt vời phải không bởi những gì bạn làm hàng ngày đều có thể tạo ra sự khác biệt cho bản thân bạn trong một thời gian dài.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Béo phì và tiểu đường type 2 gây hại cho xương                                                                                                                   

CTV Thuỳ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo everydayhealth)
Bình luận
Tin mới
Xem thêm