Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Béo phì ở trẻ em

Ở trẻ em, những ảnh hưởng tức thời của cân nặng tới sức khỏe và những vấn đề về y tế ít hơn so với người lớn. Tuy nhiên, trẻ thừa cân sẽ sớm trở thành những người trưởng thành thừa cân trong tương lai gần và phải đối mặt với một loạt các rủi ro về bệnh mạn tính như bệnh tim và đái tháo đường sớm hơn những người trưởng thành bình thường khác.

Béo phì ở trẻ em

Hơn 1/5 số trẻ em ở Mỹ đã quá cân và béo phì, và con số này còn đang tiếp tục tăng. 

Vậy, điều gì gây ra béo phì ở trẻ nhỏ?

Trẻ em trở nên quá cân và béo phì bởi rất nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến nhất là do di truyền, lười hoạt động, ăn uống không lành mạnh, hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Chỉ một vài nguyên nhân hiếm gặp là thuộc về y học như vấn đề về hoocmon. Một bài kiểm tra thể chất và một vài xét nghiệm máu có thể phát hiện ra nguyên nhân gây béo phì có phải thuộc về y học không ngay lập tức.

Mặc dù vấn đề cân nặng thường mang tính chất gia đình, nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra trong gia đình có tiền sử về béo phì cũng sẽ quá cân. Những trẻ có bố mẹ, anh trai hay chị gái quá cân sẽ có nguy cơ béo phì lớn hơn nhưng điều này còn có thể liên quan đến việc chịu ảnh thưởng bởi những thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt của gia đình.

Chế độ ăn và luyện tập của một đứa trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề cân nặng của chúng. Ngày nay, rất nhiều trẻ lười vận động. Ví dụ: nhiều trẻ dành khoảng 4 giờ mỗi ngày để xem ti vi. Và vì máy vi tính và trò chơi điện tự đang ngày càng trở lên phổ biến, nên số giờ dành cho các “hoạt động trong nhà” này cũng ngày càng gia tăng.

Những căn bệnh nào trẻ béo phì có nguy cơ mắc phải?

Trẻ béo phì có nguy cơ gặp phải một số tình trạng như:

  • Lượng choresterol cao
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tim mạch
  • Đái tháo đường
  • Vấn đề với xương
  • Vấn đề về da như: mẩn đỏ, nhiễm nấm, và mụn.

Làm sao để biết con tôi có bị thừa cân hay không?

Người quyết định con bạn có bị thừa cân hay không chính xác nhất là bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ phải đo chiều cao và cân nặng của trẻ và tính BMI, hoặc đo khối lượng cơ thể rồi so sánh với giá trị tiêu chuẩn. Bác sĩ cũng sẽ cân nhắc tuổi của trẻ cũng như những đặc trưng của sự trưởng thành.

Nếu con tôi bị béo phì, tôi làm gì để giúp chúng?

Nếu bạn có một bé bị quá cân, bạn nên cho cháu biết bạn luôn đứng sau ủng hộ trẻ. Điều này là rất quan trọng. Cảm nhận của trẻ con về bản thân thường trên cơ sở bố mẹ cảm nhận như thế nào về chúng. Và nếu bạn chấp nhận chúng ở một mức cân nặng nào đó, chúng chắc chắn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với bản thân. Và một điều cũng rất quan trọng nữa là, hãy nói với con về cân nặng của chúng, cho phép chúng chia sẻ nỗi lo với bạn.

Các bậc phụ huynh không nên tách biệt con vì vấn đề cân nặng. Thay vào đó, cha mẹ nên tập trung vào việc dần dần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Khi bị ảnh hưởng bởi cả nhà, tất cả mọi người đều dạy trẻ những thoái quen lành mạnh, trẻ thừa cân sẽ không cảm thấy đơn độc.

Làm sao để hướng cả nhà tới những thói quen lành mạnh?

Có rất nhiều cách để “lôi kéo” cả nhà vào những thói quen lành mạnh, nhưng gia tăng hoạt động thể chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:

  • Hãy làm gương! Nếu con bạn thấy bạn hoạt động thể lực rất sôi nổi và vui vẻ, chúng chắc chắn sẽ muốn sôi nổi như thế và tham gia hoạt động thể lực vào thời gian rảnh của chúng.
  • Lập kế hoạch cho những hoạt động gia đình, chuẩn bị cho cả nhà một vài bài tập thể dục, đi bộ, đạp xe hay bơi lội.
  • Tinh tế nhận ra những gì con bạn cần. Trẻ thừa cân có thể cảm thấy không thoải mái khi tham gia các hoạt động thể chất. Việc giúp con bạn tìm thấy hoạt động mà chúng thích và không cảm thấy túng túng hay quá khó là thực sự quan trọng.
  • Nỗ lực giảm thiểu “thời gian ngồi” của gia đình bạn như xem tivi hay chơi điện tử.

Dù các bậc phụ huynh chọn phương án nào để chăm sóc con đi nữa, thì một điều quan trọng cần nhớ, đó là: đừng nghĩ những hoạt động thể chất hay chế độ ăn uống lành mạnh là một điều gì đó lặt vặt, hãy biến chúng trở thành những cơ hội tốt nhất để bạn và gia đình bạn trở nên năng động và khỏe mạnh hơn!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cholesterol và trẻ em

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm