Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân thực sự của béo phì và cách giải quyết

Béo phì đã trở thành chủ đề được quan tâm và bàn tán sôi nổi trong 30 năm qua. Rất nhiều chế độ ăn kiêng và các chương trình luyện tập hứa hẹn sẽ giúp duy trì kết quả điều trị béo phì. Nhưng tại sao con số người béo phì vẫn tiếp tục tăng lên và dường như rất khó kiểm soát?

Béo phì đang trở thành vấn nạn?

Năm 2014, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Mỹ đã chạm tới 38%, tăng thêm 3% so với năm 2012. Có thể nhiều người cho rằng đó là điều bình thường nhưng thực sự năm 2014 đánh dấu mốc cho lần đầu tiên số người béo phì trên thế giới đã vượt qua số người bị thiếu cân và suy dinh dưỡng. Theo thống kê, cứ 5 người Mỹ thì có 1 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến béo phì và độ tuổi ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Trong khi những thông tin giúp người béo phì giảm cân đang có mặt ở khắp mọi nơi như talkshow, truyền hình thực tế, các chương trình giải trí và tràn ngập trên các mặt báo thì tại sao những đứa trẻ vẫn ngày càng càng tăng cân. Và mặc dù mọi đồ ăn trong cửa hàng tạp hóa đều dán nhãn giảm đường và ít calo nhưng những đứa trẻ vẫn ngày càng nặng hơn và bị nhiều bệnh hơn.

Cho đến nay nguyên tắc chuẩn mực để kiểm soát béo phì đó là ăn ít hơn và tập thể dục tăng lên, hay chính là kiểm soát lượng calo đầu vào và tiêu hao năng lượng hàng ngày. Bên cạnh đó việc các bác sỹ cũng cảnh báo béo phì còn là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và giảm  ham muốn tình dục cũng là lý do thúc đẩy các bệnh nhân béo phì có động lực giảm cân.

Vậy tại sao  tỷ lệ người béo phì không giảm đi?

Đã có rất nhiều bài phân tích viết rằng việc đơn thuần chỉ tính toán kỹ càng lượng calo ăn vào đã không cho hiệu quả trong giảm cân. Lý do là việc giảm cân là vấn đề bạn cần tiêu thụ nhiều calo hơn lượng nạp calo vào bằng nhiều con đường. Nhưng vấn đề là một người bình thường không bao giờ có thể tập thể dục đủ lâu và rất khó có thể đốt cháy hết lượng calo mà  chúng ta ăn hàng ngày. Ví dụ để bù đắp lượng calo do uống 600g nước ngọt, một đứa trẻ cần phải đạp xe trong khoảng 15 phút cho đến 1 giờ đồng hồ. Hay để đốt cháy hết lượng calo do một chiếc bánh chocolate cỡ vừa thì ít nhất bạn cần phải đi bộ trong vòng 20 phút,  hay yêu cầu  tiêu hết năng lượng của một phần khoai tây chiên cỡ trung là bơi trong vòng 10 phút đến 1 tiếng. Như vậy các bạn đã hiểu tại sao chúng ta không có đủ thời gian để đốt cháy hết lượng calo mà chúng ta nạp vào.

Hơn thế không phải mọi loại calo đều bị đốt cháy như nhau. Một số calo rất dễ đốt cháy dễ nhưng nhiều loại calo lại rất khó để tiêu thụ và được tích lại dưới dạng mỡ. Một điểm quan trọng khác đó là chúng ta cần phải biết là việc chuyển hóa ảnh hưởng đến các dưỡng chất (chất béo, đường và protein) hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, khi bạn nạp khoảng 160 calo từ hạt hạnh nhân, các chất xơ trong hạt này sẽ làm giảm lượng hấp thụ các chất xuống, kết quả là đường máu sẽ tăng chậm hơn và lượng insulin giải phóng ra cũng chậm hơn rất nhiều. Ngược lại khi bạn uống một cốc nước ngọt, vì trong nước ngọt không hề có chất xơ và chứa một lượng đường Fructose tinh chế khá cao nên lượng đường và insulin trong máu sẽ tăng nhanh hơn, gan phải làm việc vất vả hơn để đáp ứng với sự thay đổi đột ngột đó. Hơn thế nữa, chuyển hóa fructose lại diễn ra toàn bộ trong gan nên gần như lượng đường sẽ chuyển hóa trực tiếp thành chất béo, một loại chất dự trữ mà nhiều người cảm thấy không muốn thêm một chút nào nữa.  

Ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là ngành công nghiệp nước giải khát luôn nói với chúng ta rằng nên để ý đến lượng calo nạp vào chứ không phải calo đến từ đâu. Nhưng điều đó không chính xác và có rất nhiều bằng chứng khoa học gần đây đã chứng minh một cách rõ ràng.  

Những sự thật về thực phẩm có thể bạn chưa biết

Béo phì chủ yếu đến từ việc lựa chon thực phẩm chưa đúng chứ không phải là việc hạn chế tập thể dục. Cụ thể là mọi người chú trọng vào việc tâp thể dục nhiều hơn và việc lựa chọn thực phẩm sao cho đúng. 

Rất nhiều người đang vật lộn với việc ăn uống để giảm cân. Họ không biết nên ăn gì, không nên ăn, và có hàng tá các nguyên tắc ăn kiêng mà mọi người ai cũng thuộc làu làu: giảm dầu mỡ, giảm tinh bột,  ăn nhiều rau xanh, ăn ngũ cốc nguyên cám… Bất chấp những lời khuyên mang tính chất truyền thống như thế, những người đó béo vẫn hoàn béo, và họ cũng không hề thắc mắc là tại sao lại như thế.

Ngũ cốc nguyên cám được coi là một thực phẩm giúp giảm cân nhưng trên thực tế là không. Ngũ cốc nguyên cám cũng giống như các loại ngũ cốc khác. Ngũ cốc và các thực phẩm chứa tinh bột khác như khoai sắn đều chuyển hóa rất nhanh thành glucose và là loại thực phẩm mà bạn nên ăn ít nhất có thể nếu như bạn đang vật lộn với việc thừa cân.

Chế độ ăn ít chất béo cũng là một gợi ý cho những ai đang muốn giảm cân. Nhưng trên thực tế chúng cũng không hề hiệu quả đến thế. Những thực phẩm ít chất béo thực ra lại chủ yếu là những sản phẩm chứa nhiều tinh bột và đã nhiều đường thì càng khiến bạn thừa cân nhiều hơn và ngăn cơ thể bạn đốt cháy chất béo dự trữ trong cơ thể. Thêm vào nữa là việc mọi lọai ngũ cốc đặc biệt là ngũ cốc nguyên cám lại chứa nhiều lectin là loại chất ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa trong cơ thể như là nặng thêm tình trạng viêm hoặc bệnh tự miễn.

Cuộc chiến phân chia xem chế độ ăn nào hiệu quả hơn thật tàn khốc. Nhưng thật sự chúng có hiệu quả không? Khi mà giờ đây thế giới chứng kiến bệnh đột quỵ tim ở một đứa trẻ 8 tuổi hay một bệnh nhân 30 tuổi  phải lọc máu  vì suy thận. Những năm 1980 rất ít thanh niên nào mắc bệnh tiểu đường typ 2  bởi bệnh này chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi vậy mà hiện nay đã có khá nhiều trẻ vị thành niên được chẩn đoán mắc tiểu đường typ 2.

Tại sao thực phẩm ít chất béo lại khiến bạn tăng cân? Câu trả lời: nguyên nhân từ Đường!

Chúng ta tự hỏi tại sao sau năm 1980 lại có nhiều người Mỹ mắc tiểu đường typ 2 và béo phì đến vậy. Theo thống kê của Mc Govern thì từ năm 1977  người Mỹ bắt đầu đối mặt với những bệnh không lây do tiêu thụ quá nhiều chất béo từ động vật, các thực phẩm chứa nhiều cholesterol và đường. Trong khi đó những khuyến cáo giảm bớt tiêu thụ những thực phẩm công nghiệp vẫn chưa được coi trọng. Đã có một thời gian dài người ta được khuyên là nên ăn nhiều thịt nạc và thực phẩm ít chứa chất béo bão hòa và cholesterol khiến cả ngành công nghiệp thực phẩm quay sang chế biến những thực phẩm ít chất béo. Nhưng loại bỏ chất béo ra khỏi thực phẩm nghĩa là phải tăng lượng đường lên để tăng hương vị do đó con người sẽ ăn gấp đôi lượng đường mà đáng lẽ không nên ăn. Nguyên nhân chính làm bạn béo lên chính là ăn nhiều tinh bột, đường.

Theo thống kê của Mỹ, ngày nay có đến 600.000 các lọai thực phẩm được bán trong cửa hàng có hàm lượng đường cao trên 80%. Như vậy kể cả không tính đến đồ ngọt thì những thực phẩm công nghiệp cũng có chứa một lượng  đường khá lớn. Ví dụ một lọ xốt mỳ spaghetti  có chứa đến 5,5 thìa đường nhiều hơn một gói  bim bim đóng gói.

Phần lớn các loại sữa chua  công nghiệp đều nổi tiếng là chứa nhiều đường, có những loại chứa đến 35gr đường trong một hộp trong khi đó khuyến nghị là không nên vượt quá 10g để có sức khỏe tốt. Đường cũng ẩn danh dưới vô vàn các tên gọi khác nhau nên thực tế có thể bạn nhìn một thực phẩm có lượng đường thấp trên nhãn nhưng thực tế  là chúng đã bị chia nhỏ thành những thành phần với những cái tên khác nhau nhưng bản chất đều là  đường hay carbohydrate.

Một trong những loại chất mọi người ít để ý đến nhưng thực chất vẫn thuộc nhóm đường, đó là chất ngọt nhân tạo được sử dụng để tạo ra độ ngọt nhưng lại không chứa calo hay còn gọi là “calo rỗng”. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những chất ngọt nhân tạo này cũng gây ra nhiều vấn đề bệnh tật .

Nghiện đồ ăn là có thật

Một vấn đề cũng ảnh hưởng đến béo phì đó là nghiện đồ ăn cụ thể là nghiện đồ ăn có đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng đường có thể gây nghiện chẳng khác gì cocain. Cơ chế sinh học chịu trách nhiệm cho tình trạng nghiện đồ ăn đã được chứng minh một cách rõ ràng.

Khi một đứa trẻ được cho ăn những thực phẩm có hàm lượng đường cao ngay từ những ngày đầu tiên, chúng sẽ nhanh chóng bị ám ảnh với đường. Nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa ý thức được trong sữa công thức dành cho trẻ nhỏ hay những loại nước ngọt có chứa hàm lượng đường rất cao. Hay ngay cả nhiều loại nước hoa quả đóng chai, đóng hộp cũng có hàm lượng đường cao hơn  cả nước ngọt.

Năm 2002 tổ chức Y tế thế giới đã ra báo cáo về chế độ ăn và dinh dưỡng giúp ngăn ngừa bệnh mạn tính trong đó có nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu thụ đường đến các bệnh. Báo cáo khuyến cáo lượng đường tối đa nên tiêu thụ chỉ nên chiếm 10% lượng calo để phòng ngừa các bệnh  béo phì và rối loạn chuyển hóa khấc. Không ngạc nhiên gì khi báo cáo này phủ định hoàn toàn những gì mà các nhà sản xuất thực phẩm công nghiệp khuyến cáo lượng đường nên chiếm 25% lượng calo bạn nạp vào mỗi ngày.

Điều gì xảy ra khi bạn tuân theo đúng khuyến nghị của các nhà sản xuất thực phẩm công nghiệp? Người ta đã thấy rằng những người mà lượng calo do đường cung cấp chiếm 21% thì tăng gần như gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch so với những người lượng calo do đường cung cấp chiếm  thấp hơn hoặc bằng 7%. Và nguy cơ này tăng gấp 3 ở những người tiêu thụ trên 25% hoặc nhiều hơn.

Tóm lại để có thể thành công trong việc giảm béo phì bạn cần phải nhớ những điều tối quan trọng sau:

  • Tính toán lượng calo ăn mỗi ngày thực sự không phải là một cách giảm béo hiệu quả bởi số lượng calo không quan trọng bằng nguồn cung cấp calo. Calo từ  đường hay tinh bột đều làm tăng lượng insulin và tăng dự trữ mỡ trong cơ thể trong khi đó calo từ protein và chất béo thì ít ảnh hưởng đến insulin cũng như chế độ ăn có nhiều chất béo sẽ giúp cung cấp calo hiệu quả hơn đường
  • Không thể chỉ có mỗi tập thể dục để giảm béo mà không đi kèm với một chế độ ăn cân đối
  • Chế độ ăn không cân đối nghiêng về thực phẩm nghèo nàn và có nhiều đường (đặc biệt là fructose tinh chế), chất béo không tốt (dầu thực vật tinh chế, chất béo dạng trans chứ không phải là cholesterol được tìm thấy trong thực phẩm toàn phần) và  chất ngọt nhân tạo là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe.

Một quy luật chung để giảm béo đó là cố gắng ăn thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến công nghiệp, nhất là thịt, trứng, sữa tươi và chế phẩm từ sữa tươi, quả bơ, hạt, dừa…. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chìa khóa để giảm cân thành công trong bệnh béo phì

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm