Bạn đã biết cách nào để tăng cường được sự trao đổi chất trong cơ thể chưa?
Theo bác sĩ Gabriele Ronnett, giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu các biến chứng của bệnh béo phì tại Johns cho biết: 'Thật không may, không có cách nào giúp bạn có thể đẩy được lượng calo thừa ra khỏi cơ thể bạn và tăng tốc độ trao đổi chất cho cơ thể một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn có thể duy trì sự trao đổi chất ổn định và thậm chí có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất thêm một chút bằng cách thay đổi dần theo lối sống'.
Nếu thực hiện được như vậy, bạn sẽ duy trì được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh trong khi vẫn đảm bảo được rằng hệ thống trao đổi chất trong cơ thể của bạn vẫn tiếp tục làm tốt công việc của chúng.
Dưới đây là 6 phương pháp khoa học giúp cơ thể bạn tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể bạn mà bác sĩ Gabriele Ronnett và các chuyên gia sức khỏe gợi ý:
1. Không dậy tập thể dục vào lúc 6 giờ sáng mà ngủ thay vào đó.
Kong Chen, tiến sĩ, người đứng đầu về nghiên cứu trao đổi năng lượng ở Viện Ung thư Tiểu đường, Nội tiết & Béo phì tại Washington, DC vừa đưa ra kết quả của một nghiên cứu mới đây tiết lộ rằng thiếu ngủ sẽ làm thay đổi hormone, tăng stress và sự thèm ăn cùng hàng loạt những hậu quả tiêu cực khác.
Theo một bằng chứng năm 2010 được công bố trong Tạp chí Quốc tế về Nội tiết học. Giấc ngủ của bạn mỗi đêm phải từ 6-8 giờ nhưng nếu bạn chỉ ngủ 4 giờ đồng hồ thì có nghĩa rằng cơ thể bạn bị giảm 40% khả năng chuyển hóa calo từ đường.
2. Tập thể dục thông qua các hoạt động nhẹ nhàng trong suốt cả ngày
Tập thể dục sẽ giúp bạn đốt cháy được lượng calo đã nạp cho cơ thể. Arya Sharma, chủ tịch quản lý và nghiên cứu bệnh béo phì tại Đại học Alberta cho biết: 'Chính vì bạn nghĩ là mình đã bị tiêu tốn quá nhiều calo sau khi tập thể dục nên bạn thường có xu hướng ăn nhiều hơn hoặc di chuyển ít hơn trong ngày để bù đắp cho lượng calo đã bị mất. Ý nghĩ này hoàn toàn là không đúng.
Bạn nên tập các bài tập thể dục có hoạt động nhẹ nhàng xuyên suốt cả ngày. Điều này sẽ làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể của bạn mà không gây ra cảm giác thèm ăn'.
Bạn có thể tập yoga, pilates hay bài tập nhún nhảy nào đó. Bạn nên tập 3 hoặc 4 bài tập trong vòng 10 phút xuyên suốt cả ngày, điều này sẽ giúp bạn xây dựng và duy trì được khối lượng cơ nạc.
3. Phân bổ các loại protein trên các món ăn
Việc tiêu hóa protein đòi hỏi nhiều năng lượng hơn bất kỳ loại calorie nào khác, điều này sẽ giúp thúc đẩy sự trao đổi chất cho cơ thể. Roberts cho biết: 'Rắc rối ở đây là khi bạn có một chế độ ăn uống có 35-40% protein, điều này sẽ khiến cơ thể bạn rất khó tiêu hóa và thậm chí nó còn có thể có những hậu quả tiêu cực về sức khoẻ. Một chế độ ăn có tới 40% protein đồng nghĩa với việc bạn đã ăn khá nhiều thịt hoặc trứng.
Một thực đơn lí tưởng phải bao gồm những món ăn có chất béo dễ tiêu thụ, carbohydrate và có chứa protein. Cơ thể của bạn chuyển hóa từng chất dinh dưỡng là khác nhau vì vậy khi thực đơn của bạn đạt đủ tiêu chuẩn trên thì sự trao đổi chất trong cơ thể của bạn mới đạt được kết quả tối ưu.
4. Đừng dễ dàng bị hấp dẫn bởi thực phẩm chiên và đồ ngọt
Khi bạn tiếp tục ăn uống quá nhiều thực phẩm có carb và chất béo cao, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ hình thành một thói quen có chứa thêm chất béo. Enzyme ngăn chặn quá trình chuyển hóa bình thường lượng chất béo và carbohydrate thành nhiên liệu và thay vào đó nó lại lưu trữ nhiều chất béo. Ở cấp độ phân tử, hệ thống trao đổi chất trong cơ thể bạn sẽ bị nhầm lẫn và bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
5. Bổ sung các bữa ăn nhẹ
Trong khi đợi chờ thời gian tới bữa ăn chính, cơ thể chúng ta có thể có cảm giác đói do đã bị tiêu hao mất một phần năng lượng trong khi làm việc hay vận động. Chính vì vậy, những bữa ăn nhẹ sẽ nhanh chóng bổ sung thêm năng lượng cần thiết cho cơ thể của chúng ta.
6. Hãy uống nước lọc thay vì uống các loại nước có ga
Nếu thức uống có ga là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày của bạn thì điều đó cũng có nghĩa rằng bạn sẽ tăng 65% nguy cơ bị mắc bệnh béo phì.
Thêm một lý do nữa mà bạn nên từ bỏ các thức uống ga đó là: Trong một nghiên cứu mới chỉ ra rằng chất làm ngọt nhân tạo có trong thức uống có ga sẽ có thể làm giảm khả năng vận chuyển đường và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.