Trẻ em nếu có cholesterol cao có nghĩa là sẽ chịu tác động lâu dài của các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, đột quỵ hơn là khi vấn đề này gặp ở người trưởng thành. Việc biết được nồng độ cholesterol của trẻ là một điều quan trọng, đặc biệt nếu tiền sử gia đình của trẻ có người mắc cholesterol cao hoặc có tiền sử bệnh tim mạch.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo được sản xuất ở gan, đây là chất béo do cơ thể tạo ra và được sử dụng để tạo nên các màng tế bào cũng như một số hormon.
Cơ thể bạn nhận được cholesterol để hoạt động bình thường từ 2 nguồn: do gan sản xuất khoảng 1.000 milligram mỗi ngày; phần còn lại đến từ thức ăn hàng ngày.
Mặc dù rau quả, ngũ cốc không có cholesterol nhưng những thức ăn từ động vật thì lại có với hàm lượng khác nhau:
Lòng đỏ trứng
Thịt
Gia cầm
Đồ biển
Các sản phẩm hàng ngày như sữa, pho mát, kem.
Cholesterol tốt và cholesterol xấu
Cholesterol không thể tự di chuyển khắp cơ thể mà phải kết hợp với protein tạo nên lipoprotein, đi theo dòng máu để đến các cơ quan cần thiết.
Trong cơ thể có 2 loại Cholesterol: lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
LDL hay cholesterol xấu là cholesterol vận chuyển chính. Quá nhiều LDL trong máu có thể làm dày lên ở thành các động mạch dẫn đến tim và não. Sự dày lên này tạo ra các mảng bám gọi là xơ vữa động mạch và có thể khiến các mạch máu bị hẹp lại và tắc nghẽn và khiến cục máu đông dễ hình thành hơn. Nếu một cục máu đông hình thành và một động mạch bị tắc quả sẽ dẫn đến việc cung cấp máu cho tim, não bị ngừng trệ và bạn có thể bị đau tim hoặc đột quỵ. Xơ vữa động mạch cũng có thể làm giảm lượng máu chảy đến các cơ quan khác, bao gồm ruột hoặc thận gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Nồng độ cao LDL làm tăng nguy cơ cho bệnh tim và đột quỵ, trong khi nông độ cao HDL có thể giúp bảo vệ hệ thống tuần hoàn.
Tác nhân nào làm tăng nồng độ cholesterol ở trẻ em?
Chế độ ăn uống: một chế độ ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo dạng trans chính là nguyên nhân hàng đầu gây tăng cholesterol máu, nhất là LDL.
Yếu tố di truyền: có bố mẹ có cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ ở trẻ em.
Béo phì: một em bé bị béo phì thường liên quan đến cả chế độ ăn uống và ít tập thể dục, ít vận động.
Như vậy, những trẻ năng hoạt động, có chế độ dinh dưỡng cân đối, không có bệnh sử gia đình mắc cholesterol cao hoặc bệnh tim, và không bị thừa cân sẽ ít có nguy cơ bị cholesterol cao.
Kiểm soát và điều trị nồng độ cholesterol cao
Các hướng dẫn hiện nay khuyến cáo tất cả các trẻ nhỏ được sàng lọc nồng độ cholesterol máu ít nhất một lần khi chúng từ 9 đến 11 tuổi và lặp lại khi từ 17 tuổi đến 21 tuổi.
Những trẻ từ 2 đến 8 tuổi và 12 đến 16 tuổi mà có những yếu tố nguy cơ cholesterol cao như đã mô tả ở trên nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Sàng lọc cholesterol máu được khuyến khích cho những trẻ:
Bác sĩ có thể cho trẻ làm xét nghiệm máu đơn giản, thường sẽ phải kiêng ăn (không ăn hoặc uống, ngoại trừ nước trong 12 giờ), để cho bạn biết nếu nồng độ cholesterol của con bạn quá cao hay không.
Theo hướng dẫn của Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia (NCEP) của Mỹ, thứ tự của cholesterol toàn phần và cholesterol hàm lượng thấp cho trẻ nhỏ từ 2-18 tuổi là:
Loại |
Cholesterol toàn phần (mg/dL) |
LDL cholesterol, (mg/dL) |
Cho phép |
Nhỏ hơn 170 |
Nhỏ hơn 110 |
Ranh giới |
170-199 |
110-129 |
Cao |
Lớn hơn hoặc bằng 200 |
Lớn hơn hoặc bằng 130 |
Trẻ nhỏ có nồng độ LDL cholesterol lớn hơn hoặc bằng 130 mg/dL được khuyến cáo áp dụng chế độ ăn giảm chất béo và cholesterol và tăng hoạt động thể chất. Định kỳ kiểm tra cholesterol sau 3 đến sau tháng can thiệp lối sống.
Thuốc giảm cholesterol được cân nhắc sử dụng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên có nồng độ cholesterol LDL lớn hơn hoặc bằng 190 mg/dL nếu sự thay đổi trong chế độ ăn và tập thể dục không có hiệu quả.
Đối với trẻ có thêm những yếu tố nguy cơ khác, điều trị được cân nhắc kể cả khi lượng cholesterol ở nồng độ thấp.
10 cách để giảm cholesterol
Dưới đây là 10 cách để đảm bảo lượng cholesterol của gia đình bạn trong nồng độ cho phép:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ý nghĩa các chỉ số Cholesterol trong ước lượng rủi ro tim mạch
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?